Kinh Nguyệt

“Đèn đỏ” không lo tràn băng: Bí quyết cho chị em phụ nữ!

19 Tháng Mười, 2023
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Cứ mỗi “kỳ đèn đỏ” ghé qua là chị em lại ám ảnh với nỗi lo “tràn đê”, nhất là sau mỗi đêm thức giấc. Tình trạng này không chỉ gây mất vệ sinh, khiến chị em mất tự ti mà còn gây mệt mỏi với công cuộc dọn dẹp sau đó. Vậy, làm thế nào hạn chế được nguy cơ tràn băng vệ sinh trong mỗi lần đèn đỏ? Bài viết hôm nay sẽ mách bạn “bí kíp” dùng băng vệ sinh không lo bị tràn.

dan-bang-khong-tran

1. Nguyên nhân tràn băng vệ sinh

Tràn băng vệ sinh là tình trạng băng vệ sinh không thấm hút hết lượng máu kinh được đẩy ra khỏi âm đạo. Phần dịch lỏng bị tràn ra khỏi bề mặt băng gây dính bẩn vào quần áo, chăn ga,… khác gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của chị em. Tràn băng vệ sinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

1.1 Băng vệ sinh kém chất lượng

Việc lựa chọn và sử dụng những sản phẩm băng vệ sinh có khả năng thấm hút kém khiến dịch lỏng không được thấm hút ngay khi bài tiết khỏi âm đạo. Lúc này, phần kinh nguyệt không được thấm hút sẽ chảy trực tiếp trên bề mặt băng và trào ra ngoài.

bang-kem-chat-luong
Băng vệ sinh kém chất lượng thấm hút kém nên dễ tràn băng

Một vấn đề khác cũng liên quan đến hiện tượng tràn băng đó là chất liệu sản xuất băng vệ sinh không đạt chuẩn làm mất khả năng giữ dịch lỏng ở lõi băng. Hệ quả là khi lượng kinh nguyệt được bài tiết quá nhiều mà chị em chưa kịp thay băng mới, dịch lỏng sẽ trào ngược trở lại bề mặt băng và tràn ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, tình trạng tràn băng còn thường gặp ở những loại băng vệ sinh có thiết kế không hợp lý, bề mặt băng tạo độ dốc ra phía ngoài, không có rãnh dẫn dịch hay viền chống tràn. Những yếu tố này tạo điều kiện cho dịch lỏng dễ dàng chảy ra khỏi băng vệ sinh gây nên tình trạng tràn băng.

1.2 Lựa chọn băng vệ sinh không phù hợp

Chọn băng vệ sinh không phù hợp thường gặp khi chị em đổi sang một dòng băng vệ sinh mới và chưa có trải nghiệm trước đó. Ở trường hợp này, dù bạn chọn những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng cao thì vẫn đối diện với nguy cơ tràn băng. Những vấn đề bất hợp lý thường gặp trong quá trình chọn băng vệ sinh thường gồm:

  • Kích thước không hợp: Xảy ra khi bạn chọn băng vệ sinh có kích thước quá nhỏ hoặc quá mỏng so với lượng kinh nguyệt mà cơ thể tiết ra. Điều này khiến dịch lỏng không được thấm hút hết và tràn ra ngoài.
  • Dòng băng không phù hợp: Không ít chị em vẫn có thói quen dùng băng vệ sinh ban ngày cho cả ban đêm. Điều này khiến băng vệ sinh không thấm hút kịp dòng chảy kinh nguyệt ở tư thế nằm gây ra tràn băng.

1.3 Dùng băng vệ sinh sai cách

Dùng băng vệ sinh sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tràn băng. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả những người đã dùng băng vệ sinh lâu năm nhưng chưa thật chú trọng vào cách sử dụng sản phẩm này. Một số lỗi sai trong khi dùng băng vệ sinh như:

  • Dùng băng quá thời gian: Thời gian khuyến cáo thay băng vệ sinh mới là sau khoảng 4 – 6 tiếng. Nếu để quá thời gian này, băng vệ sinh có thể chứa quá nhiều dịch lỏng dẫn đến tăng nguy cơ tràn băng.
  • Thiếu linh hoạt: Những người có lượng kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, băng vệ sinh có thể không “trụ” đủ thời gian 4 – 6 tiếng. Vì vậy, nếu bạn không chủ động thay băng sớm hơn thì tình trạng tràn băng hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Dán băng lệch vị trí: Việc dán băng vệ sinh lệch về phía trước, phía sau hay trái, phải quá mức đều có thể ảnh hưởng đến khả năng phân bố của dịch lỏng trên bề mặt băng và tăng nguy cơ tràn băng.
  • Mặc quần không đúng kích cỡ: Vị trí của băng vệ sinh được cố định chủ yếu quần chip. Vì vậy, khi bạn mặc quần quá rộng hoặc quá chật đều có thể khiến băng dễ bị xô lệch và dẫn đến tràn băng.
dan-lech
Dán lệch băng là khiến kinh nguyệt dễ bị tràn ra ngoài

Ngoài những nguyên nhân chính phía trên, tình trạng tràn băng cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp bất ngờ như: thực hiện động tác vận động mạnh bất ngờ khiến băng vệ sinh bị xê dịch hay chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học khiến lượng kinh nguyệt tăng giảm thất thường. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào đã được liệt kê, bạn cần thực hiện điều chỉnh để có thể “thoát khỏi” nỗi lo tràn băng trong kỳ đèn đỏ.

2. Làm sao để dùng băng vệ sinh không bị tràn

Sử dụng băng vệ sinh đúng cách là biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng tràn băng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để chị em tham khảo:

  • Bước 1: Chọn không gian riêng tư và sạch sẽ, rửa tay kỹ trước khi thực hiện thay băng vệ sinh.
  • Bước 2: Cởi quần và tháo bỏ băng vệ sinh cũ, cuộn gọn lại rồi bỏ vào thùng rác.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng kín với nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ trước khi thay băng mới.
  • Bước 4: Xé bỏ vỏ băng mới và dán miếng băng mới vào đáy quần chíp. Chú ý điều chỉnh vị trí của miếng băng ở trung tâm của đáy quần chíp, ngay dưới âm đạo. Với những loại băng vệ sinh có cánh, chị em cần miết đều phần cánh hai bên để cố định chặt vào quần nhằm giúp chống tràn tốt hơn.
  • Bước 5: Kéo quần chíp lên sau đó điều chỉnh lại vị trí của băng vệ sinh và quần chíp sao cho băng vệ sinh ôm trọn vùng kín một cách thoải mái nhất.
thay-bang
Chú ý thay băng sau mỗi 4 – 6 tiếng sử dụng

Một lưu ý quan trọng trong khi dùng băng vệ sinh để tránh bị tràn là cần thay băng đúng lúc. Chị em có thể dựa vào một số yếu tố sau để xác định thời điểm nên thay băng vệ sinh:

  • Thời gian dùng băng: Thường sau khoảng 4 tiếng, chị em nên chủ động thay băng một lần để tránh bị tràn băng và giảm nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn vùng kín.
  • Tình trạng băng: Với những người có lượng kinh nguyệt nhiều, bạn cần chủ động kiểm tra băng liên tục và thay khi băng đã thấm hút được một lượng khoảng 40 – 60%.
  • Khi có cảm giác ẩm ướt: Cảm giác ẩm ướt bất thường ở vùng kín cho thấy băng vệ sinh đã giảm khả năng thấm hút. Lúc này, bạn nên thay băng mới để thấm hút tốt hơn và ngăn vi khuẩn có hại phát triển.

3. Cách chọn loại băng vệ sinh phù hợp

Lựa chọn và sử dụng các loại băng vệ sinh chất lượng tốt và phù hợp với bản thân không chỉ giúp ngăn tràn băng mà còn đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dị ứng, kích ứng hay viêm nhiễm vùng kín. Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh thuộc nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy, làm thế nào để chọn được sản phẩm tốt?

Các dòng băng vệ sinh trên thị trường hiện nay được chia thành 3 loại gồm: băng vệ sinh hàng ngày, băng vệ sinh ban ngày và băng vệ sinh ban đêm. Những loại này được thiết kế theo hai kiểu dáng chính gồm: băng vệ sinh có cánh và không cánh. Để chọn được loại băng vệ sinh tốt và phù hợp, chị em cần đối chiếu và so sánh các tiêu chí dưới đây:

3.1 Kích thước

Kích thước của băng vệ sinh thay đổi theo loại băng và thương hiệu, trong đó:

  • Băng vệ sinh ban ngày: Có độ dài khoảng 23 – 25cm, thường được sử dụng vào ban ngày trong những ngày đầu và giữa của kỳ kinh nguyệt.
  • Băng vệ sinh ban đêm: Có độ dài dao động từ 29 – 42cm, thường được dùng vào ban đêm trong những ngày đầu và giữa của kỳ đèn đỏ.
  • Băng vệ sinh hàng ngày: Có độ dài khoảng 13 – 15cm, thường được dùng vào thời điểm trước ngày rụng trứng và những ngày cuối của kỳ đèn đỏ.
kich-thuoc
Chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp với cơ thể

Có thể thấy, các loại băng vệ sinh đã được phân chia khá rõ ràng về thời điểm sử dụng. Tuy nhiên, chị em cũng có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ, trong những ngày cần vận động nhiều, chị em có thể chọn các loại băng vệ sinh ban đêm kích thước nhỏ để dùng vào ban ngày. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tràn băng khi băng vệ sinh bị xô lệch khi vận động mạnh.

Hoặc, trong những ngày gần cuối của chu kỳ kinh nguyệt khi lượng dịch lỏng giảm đi, chị em có thể dùng băng vệ sinh ban ngày cho cả ban đêm mà không cần lo vấn đề tràn băng. Sự điều chỉnh linh hoạt này giúp chị em sinh hoạt thuận tiện hơn, tạo tâm lý tự tin và thoải mái nhất trong những ngày nhạy cảm.

3.2 Độ dày

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại băng vệ sinh hiện nay được ứng dụng công nghệ nhằm giảm tối đa độ dày mà vẫn đảm bảo được khả năng thấm hút. Điều này đem lại trải nghiệm “nhẹ tênh” trong những ngày đèn đỏ, giảm tình trạng cọ xát, cộm vướng hay thiếu tự nhiên, dễ “bị lộ” khi diện trang phục bó sát.

Độ dày của băng vệ sinh thay đổi theo loại băng và yếu tố thương hiệu. Trong đó, băng vệ sinh ban ngày thường dày khoảng 1 – 2mm, băng vệ sinh hàng ngày khoảng 3 – 5mm và băng vệ sinh ban đêm là 4 – 5mm. Trên thực tế, độ dày của băng không phải là yếu tố quyết định khả năng thấm hút mà chủ yếu ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Những loại băng mỏng nhẹ thường giảm cọ xát, thoáng khí và thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, chi phí của những sản phẩm này cũng cao hơn so với dòng băng dày nhưng có cùng khả năng thấm hút. Chị em cần cân đối giữa các yếu tố để lựa chọn được băng vệ sinh phù hợp nhất với mình.

3.3 Độ thấm hút

Tính thấm hút là một trong những yếu tố được quan tâm nhất khi lựa chọn băng vệ sinh. Để chọn được loại băng vệ sinh thấm hút tốt, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Chất liệu sản xuất băng: Những loại băng chứa các hạt siêu thấm, sử dụng chất liệu sợi cotton, sợi bông hay bột giấy tự nhiên sẽ có khả năng thấm hút tốt. Vì vậy, bạn có thể an tâm khi chọn những sản phẩm này.
  • Thiết kế bề mặt băng: Những loại băng vệ sinh có thiết kế bề mặt chứa rãnh dẫn dịch, lưới caro giúp giảm tốc độ của dịch lỏng, phân bố dịch đều trên bề mặt băng và tăng khả năng thấm hút, chống tràn.
chon-bang
Các loại băng có chất liệu sợi bông tăng khả năng thấm hút

3.4 Chất liệu

Chất liệu sản xuất băng vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thấm hút và mức độ an toàn của sản phẩm. Theo đó, chị em nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm băng vệ sinh sử dụng chất liệu tự nhiên, không trải qua quá trình tẩy trắng hay xử lý hoá chất, không bổ sung các loại hương liệu trong sản phẩm. Sự lựa chọn này có thể mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng cảm giác mềm mịn khi sử dụng, hạn chế cọ xát dẫn đến kích ứng da và niêm mạc vùng kín.
  • Không chứa hoá chất gây dị ứng da, ngăn tình trạng: mẩn ngứa, phù nề, nổi mẩn đỏ,… ở vùng kín.
  • Giảm nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn do hạn chế dùng hóa chất nên giảm nguy cơ tổn thương da và niêm mạc vùng kín.

Thực tế không khó để chị em lựa chọn được những sản phẩm băng vệ sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này. Một trong những thương hiệu nổi bật được nhiều người biết đến và đánh giá cao là Băng vệ sinh Dạ Hương. Không chỉ được đánh giá cao về các tiêu chí như: tính thấm hút, độ dày, kích thước và chất liệu tự nhiên, băng vệ sinh Dạ Hương được ưu ái bởi:

  • Sử dụng chiết xuất dược liệu giải phóng chậm giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau bụng kinh.
  • Nguyên liệu được sàng lọc chặt chẽ, dây chuyền sản xuất công nghệ cao đảm bảo tối đa độ an toàn sản phẩm.
  • Sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín đã có mặt hơn 20 năm tại thị trường, được nhiều người tiêu dùng tin chọn.
  • Kênh phân phối rộng khắp, dễ dàng tìm mua sản phẩm.

Băng vệ sinh Dạ Hương không chỉ mang lại trải nghiệm nhẹ nhàng thoải mái cho ngày đèn đỏ mà còn bảo vệ tối đa sức khoẻ phụ khoa của chị em phụ nữ. Bạn đọc quan tâm về sản phẩm có thể tìm hiểu chi tiết hơn TẠI ĐÂY.

Kiểm soát tràn băng trong ngày đèn đỏ có thể là thử thách “khó nhằn” nếu chị em không thực sự hiểu về cơ thể và sản phẩm mình đang sử dụng. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp chị em tìm được giải pháp khắc phục vấn đề này.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận