Kinh Nguyệt

Trễ kinh và ra dịch màu nâu nhạt nguyên nhân do đâu

29 Tháng Mười, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Chắc hẳn mỗi chị em sẽ là người hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình nhất, nó sẽ kéo dài bao lâu, khi nào kinh nguyệt nhiều nhất, cơ thể bạn sẽ phản ứng như thế nào trong những ngày đó… Vì thế, sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, màu sắc kinh nguyệt khác thường có thể khiến chị em lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ đề cập nhiều hơn đến hiện tượng trễ kinh và ra dịch màu nâu nhạt. Bạn đọc quan tâm hãy theo dõi nhé!

Nguyên nhân trễ kinh và ra dịch nâu nhạt

Trễ kinh có thể là dấu hiệu bất thường của sức khỏe phụ nữ nếu như không mang thai, đang không cho con bú hoặc tiền mãn kinh. Nói về nguyên nhân gây trễ kinh và ra dịch nâu nhạt có thể xem xét trên các phương diện sau:

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đa nang buồng trứng hay PCOS là cái tên không còn xa lạ với phụ nữ. Bệnh lý này biểu hiện bởi các nang nhỏ xuất hiện ở buồng trứng. Bệnh liên quan đến sự rối loạn chức năng phóng noãn hoặc không phóng noãn ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Trứng không rụng không có nghĩa là không có kinh nguyệt, tuy nhiên chu kỳ kinh bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ các loại hormone do PCOS cũng trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn chu kỳ bình thường.

Hội chứng đa nang buồng trứng không chỉ khiến kinh nguyệt bị chậm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng sản nội mạc tử cung dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, các bệnh tim mạch, huyết áp khác.

Chậm kinh 1 tháng ra dịch màu nâu do mang thai

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu nhưng trứng sau khi phóng noãn gặp được tinh trùng và kết hợp, di chuyển về tử cung thì tại đây, chúng sẽ tiến hành làm tổ tại niêm mạc tử cung. Quá trình làm tổ sẽ gây hiện tượng chảy máu niêm mạc tử cung và xuất huyết ra ngoài âm đạo được gọi là hiện tượng máu báo thai.

Máu báo thai thường có màu đỏ đậm, màu nâu hoặc hồng nhạt, không kèm dịch nhầy có mùi. Máu báo thai chỉ xuất hiện 1-2 ngày là hết, không giống với kỳ kinh nguyệt. Để xác định mang thai sớm, bạn có thể dùng đến các biện pháp thử thai bằng que thử nước tiểu hoặc thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG. Các biểu hiện chậm kinh khi mang thai thường gồm: chuột rút, mệt mỏi, nôn nghén, tâm trạng thất thường, chóng mặt, đau tức ngực.

Trễ kinh và có dịch màu nâu nhạt do sảy thai

Một trường hợp khác bạn cần phải lưu tâm đó là kinh nguyệt đến chậm kèm theo hiện tượng máu kinh có màu nâu. Tiết dịch màu nâu khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm . Nếu bạn thấy dịch tiết màu nâu, hãy lưu ý xem bạn có các triệu chứng bất thường khác, chẳng hạn như mô hoặc chất lỏng màu hồng không giống kinh nguyệt ra từ âm đạo của bạn. Các dấu hiệu cảnh báo khác liên quan đến sảy thai sớm bao gồm:

  • bụng đau hoặc chuột rút, đau vai
  • cảm thấy chóng mặt, yếu, ngất xỉu hoặc choáng váng
  • không cảm thấy buồn nôn hoặc các triệu chứng mang thai bình thường

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ sự kết hợp nào của những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo rằng chúng không phải là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai sớm

Trễ kinh tháng có máu nâu do căng thẳng hoặc lối sống

Bạn có thường rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài do các vấn đề trong cuộc sống và nhận thấy rằng chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng biến đổi theo không? Chậm kinh do căng thẳng, mệt mỏi, do ăn uống thiếu chất hoặc vận động thể lực cường độ cao là tình trạng phổ biến đối với nữ giới.

Chậm kinh 1 tháng ra dịch nâu do tiền mãn kinh

Ở vào độ tuổi ngoài 40 gần 50 tuổi, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi xảy đến do tiền mãn kinh. Thời gian mãn kinh chính thức diễn ra vào khoảng 12 tháng trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trong thời gian này, bạn dễ bị chậm kinh 1 tháng, đôi khi là 2-3 tháng hoặc hơn. Chậm kinh do tiền mãn kinh không phải là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên nếu hiện tượng chậm kinh  do mãn kinh liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, teo âm đạo, polyp hoặc các vấn đề tử cung thì chị em cần đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.

Vì sao máu kinh có màu nâu?

Tại sao máu kinh có thể có màu nâu?

Màu sắc và độ đặc của kinh nguyệt có thể thay đổi trong suốt chu kỳ. Kinh nguyệt có nhiều trạng thái như máu loãng, màu đỏ tươi không chứa dịch nhầy, máu kinh trở nên đặc và có màu đỏ sẫm, nâu đen thậm chí là vón cục vào một thời điểm nào đó. Hoặc đơn giản máu sau khi ra ngoài cơ thể bị oxy hóa chuyển sang màu nâu. Trong hầu hết các trường hợp, máu nâu trong kỳ kinh nguyệt là bình thường, bạn không cần quá lo lắng.

Máu nâu thường xuất hiện vào cuối chu kỳ của bạn. Khi cơ thể bạn bong tróc niêm mạc tử cung trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ, máu thường có màu đỏ. Tuy nhiên, gần cuối chu kỳ, lượng máu thải ra sẽ cũ hơn và có thể bị đổi màu.

Đôi khi, xuất hiện đốm máu hoặc dịch màu nâu tiết ra vào giữa chu kỳ của bạn, trong thời kỳ rụng trứng. Điều này phổ biến hơn ở những cô gái trẻ mới bắt đầu có kinh, phụ nữ bắt đầu dùng biện pháp tránh thai hoặc phụ nữ gần mãn kinh . Khi bị chảy máu giữa các kỳ kinh, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo đó không phải là triệu chứng của vấn đề.

Tìm hiểu: Nhũng rối loạn kinh nguyệt thường găp?

Chậm kinh ra máu nâu, khi nào bất thường

Tiết dịch màu nâu sau một kỳ kinh có thể chỉ ra vấn đề sức khỏe nếu như nó đi kèm các triệu chứng bất thường khác.

  • Chậm kinh ra máu nâu và chuột rút
  • Tiết dịch màu nâu và chuột rút nhiều sau kỳ kinh nguyệt có thể nghĩ đến hội chứng PCOS (đa nang buồng trứng) hoặc là dấu hiệu thời kỳ đầu mang thai.
  • Sảy thai sớm cũng có những hiện tượng như chuột rút, máu kinh màu nâu, đậm đặc, nhiều mảng giống như bã cà phê.
  • Sau khi sinh con, dịch tiết âm đạo của bạn cũng có thể ngả màu nâu do máu và các chất dịch tiết ra sau quá trình sinh nở. Tương tự như vậy, dịch tiết âm đạo sau khi phá thai cũng thường có chứa máu nâu. Hãy thông báo cho bác sĩ, hộ sinh của bạn về vấn đề này.

Chậm kinh ra dịch màu nâu có mùi sau kỳ kinh

Máu kinh nguyệt thường chỉ có mùi máu đặc trưng, nhưng nếu bạn nhận thấy dịch tiết màu nâu kèm theo mùi nồng nặc thì rất có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc viêm nhiễm như bệnh nhiễm trùng nấm men, bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc Chlamydia khiến máu kinh có mùi hôi, mùi men hoặc tanh nồng. Máu kinh màu nâu, chứa nhiều dịch nhầy cũng có thể là dấu hiệu viêm nhiễm cổ tử cung hoặc âm đạo.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tiết dịch màu nâu có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Nói chung, khi bạn quan sát thấy kỳ kinh nguyệt và máu kinh của mình có những dấu hiệu bất thường sau đây thì xin đừng chủ quan, mà hãy sớm liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Các dấu hiệu bao gồm:

  •  Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, rong kinh nhiều ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày giữa các kỳ kinh hoặc hơn 35 ngày giữa các kỳ kinh
  • Không có kinh từ 1 tháng trở đi
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc xuất hiện đốm máu nâu trong bất kỳ ngày nào của tháng
  • Đau khi quan hệ tình dục và chảy máu sau khi giao hợp
  • Đau bụng dưới thường xuyên, đau trong âm đạo.
  • Ra máu sau khi đã mãn kinh
  • Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân, chán ăn
  • Tiết dịch màu nâu sau khi đặt dụng cụ tử cung (IUD)

Cách xử lý khi bị trễ kinh và ra dịch màu nâu nhạt

Chậm kinh kéo dài sẽ nảy sinh tâm lý hoang mang, lo lắng trong chị em sẽ khiến tình trạng chậm kinh càng trầm trọng hơn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để xử lý gốc rễ vấn đề, giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em sớm trở lại bình thường.

  1. Khám phụ khoa để tầm soát các vấn đề liên quan đến sức khỏe của hệ thống sinh sản cũng như được tư vấn cách chăm sóc bản thân khỏi các nguy cơ gây hiện tượng chậm kinh. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì bạn không nên chần chừ việc đi khám bác sĩ nữa.
  2. Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tập luyện khoa học để giảm căng thẳng, áp lực giúp sức khỏe tinh thần, thể chất nâng cao, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
  3. Giữ vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng cách vệ sinh khu vực nhạy cảm với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp.
  4. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng theo dõi kinh nguyệt rất hữu ích trên các thiết bị thông minh, bạn có thể tham khảo sử dụng.
  5. Hạn chế dùng thuốc tránh thai quá thường xuyên, uống rượu bia, chất kích thích là cách ngăn ngừa hiện tượng châm kinh và rất nhiều các vấn đề phụ khoa.

Trên đây là những lưu ý chăm sóc sức khỏe phụ khoa giúp phụ nữ có thể kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt, phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các triệu chứng như chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Hy vọng chúng hữu ích cho chị em.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận