Vệ sinh vùng kín

Cách cân bằng độ pH vùng kín tự nhiên ngừa viêm nhiễm nấm ngứa

25 Tháng Bảy, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Muốn biết sức khỏe vùng kín tốt hay không có thể dựa vào độ pH của âm đạo. Nếu pH bất thường chứng tỏ sức khỏe vùng kín đang gặp vấn đề. Chị em cần tìm cách cân bằng độ pH vùng kín và có chế độ chăm sóc vùng kín khoa học để tránh viêm nhiễm, nấm ngứa xảy ra. 

1. Độ pH âm vùng kín bình thường là bao nhiêu? 

Trong hóa học, độ pH là thước đo để đánh giá một chất thuộc tính kiềm hay acid. Thang đo pH thường trong mức từ 0 – 14. Nếu độ pH nhỏ hơn 9, chứng tỏ chất đó có tính acid. Ngược lại nếu lớn hơn 7 được xếp vào nhóm kiềm. 

Độ pH âm đạo là chính là độ ẩm của vùng kín, cũng được thử bằng thước đo này để đánh tình trạng sức khỏe của cô bé. Đối với phụ nữ khỏe mạnh, độ pH nằm trong khoảng từ 3.8 – 4.5 là bình thường. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà độ pH có sự thay đổi khác nhau, cụ thể: 

– Ở độ tuổi sinh sản từ 15 – 49 tuổi, độ ẩm âm đạo nhỏ hơn hoặc bằng 5. 

– Với những trẻ chưa có kinh nguyệt và những phụ nữ mãn kinh, độ pH âm đạo thường lớn hơn 4.5. 

Tầm quan trọng của độ pH

Chỉ số pH đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe vùng kín ở nữ giới. Tính acid của âm đạo được ví như “hàng rào” ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm men vào vùng kín gây bệnh, giúp “cô bé” luôn khỏe mạnh, tự tin. 

Độ pH lớn hơn 4.5 chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lúc này, vùng kín có thể mắc một số bệnh viêm nhiễm như: 

– Viêm âm đạo

– Các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục.

Độ pH âm đạo còn được gọi là độ ẩm vùng kín 
Độ pH âm đạo còn được gọi là độ ẩm vùng kín

Sự cân bằng độ PH âm đạo là gì

Trong môi trường âm đạo tồn tại một hệ vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn lactobacillus sp chiếm khoảng 50 – 80% làm nhiệm vụ chuyển hóa  glycogen thành acid lactic. Acid tạo nên tính acid trong môi trường âm đạo, duy trì độ ẩm vùng kín bình thường từ 3.5 – 4.5. 

Sự cân bằng của hệ vi sinh vật tại vùng kín tạo thành hàng rào tự nhiên. Hàng rào này có tác dụng bảo vệ vùng kín, chống lại các tác nhân gây bệnh. 

2. Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng độ pH âm đạo

2.1. Vệ sinh vùng kín sai kỹ thuật

Vệ sinh vùng kín là thói quen hàng ngày giúp “cô bé” luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Với những người có thói quen thụt rửa thì nguy cơ cao bị mất cân bằng độ pH. Ngoài việc thụt rửa, nhiều chị em còn lạm dụng dung dịch vệ sinh vùng kín. Việc làm này dễ khiến lợi khuẩn vùng kín bị tiêu diệt, gây mất cân bằng độ pH. 

2.2. Giao hợp không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khiến tinh trùng xuất vào trong âm đạo quá nhiều cũng có thể làm thay đổi độ pH.

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân điển hình gây mất cân bằng pH âm đạo
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân điển hình gây mất cân bằng pH âm đạo

2.3. Phụ nữ tuổi mãn kinh: 

Độ pH ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh thường khá cao, vào khoảng 5.3. Độ pH cao được lý giải do nồng độ estrogen ở phụ nữ mãn tinh sụt giảm nhanh chóng so với phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ. 

2.4. Nữ giới đang trong ngày “đèn đỏ”

Các nghiên cứu cho thấy, độ pH trong máu thường cao hơn trong âm đạo. Khi đến ngày hành kinh, lượng máu chảy qua âm đạo cũng khiến độ pH cao hơn so với ngày thường. 

2.5. Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được ví như “liều thuốc độc” vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nó cũng diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Việc uống kháng sinh dễ khiến hệ vi sinh vật trong âm đạo bị mất cân bằng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến độ pH âm đạo bị thay đổi. 

Môi trường âm đạo có tính acid với vai trò bảo vệ vùng kín khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu độ pH quá cao lại khiến tinh trùng khó sống sót và di chuyển đến tử cung. Vì vậy, nồng độ pH âm đạo quá cao thường làm giảm khả năng thụ thai. 

3. Triệu chứng của mất cân bằng pH âm đạo

Mất cân bằng âm đạo cũng dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu cụ thể sau: 

– Mùi hôi, tanh vùng kín bắt nguồn từ khí hư

– Màu khí hư bất thường. Thay vì có màu như lòng trắng trứng gà, khí hư lại có màu trắng, xám hoặc xanh không bình thường. 

– Vùng kín ngứa ngáy như có rận

– Đi tiểu cảm giác bị nóng rát khó chịu

Nếu nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng trên, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa hướng lấy lại cân bằng độ pH vùng kín phù hợp.

Khí hư có mùi hôi tanh là biểu hiện đặc trưng của mất cân bằng pH âm đạo
Khí hư có mùi hôi tanh là biểu hiện đặc trưng của mất cân bằng pH âm đạo

4. Mất cân bằng âm đạo gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe vùng kín? 

Sự cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo và độ pH vùng kín chính được ví như “hàng rào” bảo vệ, giúp ngăn chặn vi khuẩn, nấm ngứa xâm nhập gây nên các bệnh phụ khoa ở nữ giới. 

Nếu bị mất cân bằng âm đạo, sức khỏe vùng kín bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị em rất dễ mắc phải một số bệnh lý phụ khoa, điển hình là viêm nhiễm. Vì lúc này hàng rào bảo vệ mất đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bệnh viêm nhiễm xuất hiện lại càng khiến độ pH âm đạo mất cân bằng. Nếu không có cách cân bằng độ pH vùng kín sớm, mất cân bằng độ ẩm vùng kín và viêm nhiễm trở thành 1 vòng tròn bệnh lý không dứt. 

Mất cân bằng pH vùng kín còn là nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai. Khi pH âm đạo không bình thường, tinh trùng khó sống sót vượt qua âm đạo để đến tử cung gặp trứng. Trường hợp âm đạo có tính acid quá cao khiến tinh trùng dễ bị tiêu diệt bớt ngay khi đến âm đạo. 

5. Cách cân bằng độ pH vùng kín tự nhiên – Chia sẻ từ chuyên gia

Theo chia sẻ từ các bác sĩ phụ khoa, chị em có thể áp dụng các cách cân bằng độ pH vùng kín tự nhiên dưới đây: 

5.1. Cách cân bằng độ pH bằng chế độ ăn

Trên thực tế, độ pH vùng kín chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu ăn cay hoặc các thực phẩm như hành tây, thịt bò, sữa, bông cải xanh hay măng tây, độ ẩm vùng kín rất dễ bị thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này thường chỉ diễn ra tạm thời khoảng 2 – 3 ngày sau khi sử dụng thực phẩm.

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, các loại hoa quả, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ nước rất tốt cho độ ẩm của “cô bé”. Ăn sữa chua cũng là cách cân bằng độ pH vùng kín lý tưởng do chứa lượng lớn probiotic. 

Bên cạnh đó, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như cà phê, đồ uống có ga… nên hạn chế sử dụng. Các đồ uống này không tốt cho độ ẩm vùng kín và sức khỏe tổng thể. 

Sữa chua - Thực phẩm giúp cân bằng độ pH âm đạo tuyệt vời
Sữa chua – Thực phẩm giúp cân bằng độ pH âm đạo tuyệt vời

5.2. Xây dựng lối sống lành mạnh – Cách cân bằng độ pH vùng kín hiệu quả

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất cân bằng độ ẩm vùng kín chính do vệ sinh không đúng cách và lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng vô tình tiêu diệt hệ vi sinh vật vùng kín. Vì vậy, để độ pH vùng kín luôn bình thường, chị em cần: 

– Không thụt rửa âm đạo mỗi ngày: Vùng kín vốn có sẵn cơ chế tự làm sạch. Việc sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa hoặc cọ rửa bên trong âm đạo có thể khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. 

– Giữ vùng kín khô thoáng và sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm và dùng khăn mềm để lau khô. Đây là cách vệ sinh cô bé an toàn nhưng sạch sẽ mà không phải ai cũng  biết. 

– Nên sử dụng quần chip thoải mái, đúng size và có chất liệu thấm hút tốt. 

– Không được sử dụng xà phòng tắm hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào để vệ sinh vùng kín. Nên cân nhắc việc tắm bồn nước nóng hoặc dùng spa nước xoáy để ngâm âm đạo quá lâu. 

– Chú ý giao hợp an toàn, dùng bao cao su để bảo vệ sức khỏe vùng kín. 

– Tránh thai an toàn, không dùng thuốc, dụng cụ tử cung hoặc hoocmon để tránh thai khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. 

5.3. Cách cân bằng độ pH vùng kín bằng Dạ Hương

Là một sản phẩm chuyên dụng để chăm sóc và vệ sinh cô bé mỗi ngày, Dạ Hương còn có công dụng duy trì độ pH vùng kín rất tốt. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương có công thức đặc biệt. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dưới sự tham vấn chuyên môn từ các chuyên gia phụ sản hàng đầu. 

Với thành phần 100% từ thiên nhiên như lá lô hội, vitamin E, bạc hà và muối…, DDVS Dạ Hương rất an toàn. Sản phẩm được bào chế dành riêng với đặc điểm khí hậu và sinh lý của phụ nữ Á Đông. Theo công bố, Dạ Hương có độ pH rất lý tưởng, từ 4.5 – 5. Độ acid phù hợp giúp làm sạch nhẹ nhàng nhưng vẫn duy trì được độ ẩm tự nhiên của âm đạo. 

Dạ Hương duy trì độ ẩm âm đạo
Dạ Hương duy trì độ ẩm âm đạo

Cách cân bằng độ pH vùng kín không quá khó. Chị em có thể áp dụng hàng ngày, ngay tại nhà để đảm bảo cô bé luôn khỏe mạnh. Trường hợp mất cân bằng pH vùng kín kèm theo các triệu chứng khó chịu như mùi hôi, tanh, tiểu rát, khí hư màu bất thường… chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận