Ngứa vùng kín

Vùng kín có mùi hôi và ngứa là bệnh gì?

11 Tháng Mười, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Vùng kín có mùi hôi và ngứa là dấu hiệu khá phổ biến ở các chị em phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa. Đa số phụ nữ có tâm lý chủ quan, e ngại khi phải kiểm tra “vùng nhạy cảm”. Số đông chị em tự ý mua thuốc về để chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Điều này khiến cho bệnh biến chứng trầm trọng hơn, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Vùng kín có mùi hôi và ngứa là bệnh gì?

Theo thống kê của Bộ Y tế các trường hợp nhiễm phụ khoa tăng từ 17 – 25% mỗi năm. Trên thực tế, con số này còn cao hơn rất nhiều, bởi lẽ, rất nhiều người mắc bệnh nhưng còn ngại đi khám. Đặc biệt là những bạn trẻ đang trong tuổi trưởng thành – lứa tuổi còn nhiều e ngại với vấn đề nhạy cảm. 

Khi cơ thể khỏe mạnh, vùng kín có mùi bình thường, không ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng, vùng kín ngứa, có mùi hôi và dịch âm đạo bất thường kéo dài, rất có thể đã bị bệnh phụ khoa. Bạn cần theo dõi từng biểu hiện để xem mình đang gặp phải tình trạng bệnh nào dưới đây.

Nhiễm nấm men Candida âm đạo

Phụ nữ bị nhiễm nấm men sinh dục Candida albicans thường sẽ có triệu chứng tấy đỏ, ngứa và đau rát vùng kín. Lượng khí hư tiết ra có có mùi hôi, màu trắng đóng cặn hay vón cục giống bã đậu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm nấm này. Trong đó có việc vệ sinh cơ thể kém, có bệnh tiểu đường, nồng độ estrogen thấp hoặc quan hệ tình dục không an toàn đều có thể nhiễm nấm men.

Âm đạo bị nhiễm nấm men Candida là một nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi và ngứa
Âm đạo bị nhiễm nấm men Candida là một nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi và ngứa

Viêm niệu đạo

Phụ nữ hay đàn ông đều rất dễ bị viêm niệu đạo, bất kể độ tuổi. Tuy nhiên, đối tượng phụ nữ lại có tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn. Nguyên nhân là do đường niệu đạo ngắn (chỉ khoảng 1.5 inch). Đồng thời môi trường vùng kín luôn ẩm ướt dễ bị vi khuẩn xâm lấn.

Tình trạng viêm niệu đạo thường gây khó khăn cho nữ giới khi đi tiểu. Dấu hiệu kích ứng ở niệu đạo còn gây ra đỏ rát, ngứa hoặc nguy hiểm hơn là chảy máu âm đạo.

Viêm âm đạo do trùng roi

Như chúng ta đã biết, trùng roi có tên khoa học là Trichomonas Vaginalis. Đây là một loại vi khuẩn lây truyền bệnh qua đường tình dục là chủ yếu. Dấu hiệu để phát hiện bệnh ở phụ nữ là hiện tượng ra khí hư có màu xám hoặc vàng, sủi bọt và có mùi hôi nặng.

Ngoài ra, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy xung quanh âm hộ. Khi quan hệ thường bị đau rát, lâu dần xuất hiện các vết lở loét ở ngoài bộ phận sinh dục.

Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Gần giống như Trichomonas Vaginalis, Chlamydia trachomatis có thể tìm thấy trong huyết trắng âm đạo của nữ giới khi bị nhiễm bệnh. Cách thức lây nhiễm của bệnh này gần giống với bệnh lậu. Tức là sẽ lây truyền qua quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Một cách lây nhiễm khác là còn lây từ mẹ sang con.

Những phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường không lưu ý tới những biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, chúng lại chính là những biểu hiện bất thường, rất dễ phát hiện. Nếu vùng kín có những dấu hiệu như sau thì bạn nên cân nhắc việc đi khám sức khỏe âm đạo ngay:

  • Đau buốt khi đi tiểu.
  • Đau bụng nhiều vào những ngày có kinh nguyệt.
  • Thường xuyên ngứa rát và có mùi hôi ở dịch tiết âm đạo.
Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể gây ngứa và hôi vùng kín
Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể gây ngứa và hôi vùng kín

Một số nguyên nhân khác khiến vùng kín có mùi hôi và ngứa

Một số các nguyên nhân trong sinh hoạt hằng ngày cũng có thể gây ra tình trạng vùng kín có mùi hôi và ngứa ngáy. Các chị em có thể theo dõi như sau:

  • Thay đổi hormone: Trong một số trường hợp vùng kín nặng mùi và ngứa ngáy không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nó thường xuất hiện vào một số thời điểm nhất định như những ngày kinh nguyệt hay giai đoạn trước và sau sinh của phụ nữ.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: để vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây ra mùi khó chịu và ngứa ngáy.
  • Vùng kín bị hôi và ngứa do dị ứng: với băng vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, giấy vệ sinh, mặc quần lót quá chật…
  • Vùng kín hôi và ngứa sau khi quan hệ tình dục: các động tác kích thích và cọ xát nhiều trong khi quan hệ tình dục có thể khiến âm đạo nữ giới ngứa ngáy và có mùi hôi do chất nhầy và tinh dịch tiết ra.

Cách điều trị vùng kín có mùi hôi và ngứa ngáy

Để điều trị ngứa vùng kín hiệu quả, bạn cần tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa của bạn. Sau đó khắc phục từng nguyên nhân và kết hợp dùng thuốc chuyên trị.

Ngứa và hôi vùng kín bình thường do vệ sinh hằng ngày

Đối với các trường hợp mùi và ngứa vùng kín thông thường, chị em phụ nữ chỉ cần quan tâm hơn tới cách chăm sóc và vệ sinh khu vực nhạy cảm hằng ngày sẽ giúp tránh khỏi tình trạng khó chịu:

  • Vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh an toàn và phù hợp mỗi ngày. Việc sạch sẽ giúp vùng kín thoáng hơn, hết mùi, dưỡng da và duy trì cân bằng ẩm và pH sinh lý tại âm đạo. Đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt, trước/sau khi quan hệ tình dục và thời kì thai sản.
  • Rửa vùng kín với lá chè, mướp đắng, nước muối sinh lý…
  • Mặc đồ lót có chất liệu co giãn, thoáng mát và vừa vặn với cơ thể.
  • Lau sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo hay sử dụng nước hoa để khử mùi.

Ngứa và hôi vùng kín do bệnh lý viêm nhiễm

Đối với trường hợp vùng kín có mùi hôi và ngứa do bệnh lý. Người ta thường chẩn đoán bằng cách soi dịch tiết âm đạo để phát hiện sự bất thường. Biện pháp chữa trị truyền thống là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặt – rửa âm đạo. Các nhóm thuốc thường được sử dụng có chứa hoạt chất kháng nấm âm đạo như: nystatin, clotrimazol, miconazol… Những loại thuốc này thường được khuyên dùng trong vòng 1 tuần.

Tuy rằng, cách này dễ chữa khỏi bệnh nhưng nếu lạm dụng quá liều sẽ dẫn đến phản ứng kháng thuốc. Vô tình gây ra tình trạng mất sự cân bằng của hệ vi sinh vật âm đạo. Ngoài ra, một vài dạng thuốc đặt âm đạo còn có tính ăn mòn cao nếu điều trị kéo dài. Đặc biệt, điều trị bằng thuốc phải hết sức thận trọng với đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Ngày ngay, y học hiện đại có rất nhiều kỹ thuật trị liệu tiên tiến ra đời. Một trong số đó là sử dụng phương pháp diệt khuẩn âm đạo bằng ozone. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ozone bằng đầu dẫn khí đặc chế được định lượng bằng máy tính. Sau đó đưa vào đúng vùng âm đạo bị bệnh bên trong của phụ nữ để sục rửa. Ozone sẽ thẩm thấu vào bên trong và phá hủy các tế bào vi khuẩn gây hại.

Vùng kín có mùi hôi và ngứa, bạn hãy đi khám phụ khoa ngay
Vùng kín có mùi hôi và ngứa, bạn hãy đi khám phụ khoa ngay

Vệ sinh với nước rửa phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi và ngứa

Dạ Hương Pharma với thành phần Bioecolia duy trì cân bằng hệ vi sinh vật vùng kín. Ngoài ra, Bisabolol giúp kháng viêm, khử mùi hiệu quả, giảm ngứa, giảm kích ứng. Đồng thời tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

Dạ Hương Pharma đảm bảo an toàn, không khô rát, phù hợp với sinh lý phụ nữ Á Đông. Dùng mỗi ngày mà không ảnh hưởng tới pH tự nhiên của âm đạo, an toàn cho phụ nữ có thai, sau sinh. 

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Pharma được các bác sĩ sản phụ khoa khuyên dùng để:

  • Làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da. Từ đó giúp duy trì sự mềm mại và độ ẩm tự nhiên, cho bề mặt da vùng kín sáng sạch, mịn màng. Mang lại cảm giác thoáng sạch, tự tin với hương thơm quyến rũ. 
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, góp phần duy trì hệ vi sinh vật có lợi cho cơ chế bảo vệ tự nhiên vùng nhạy cảm, giúp ngăn ngừa: ngứa, khô rát và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nấm ngứa.

Nước rửa phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi và ngứa
Nước rửa phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi và ngứa

Khi nào vùng kín có mùi hôi và ngứa cần phải đi viện ngay

Nếu có những triệu chứng này, bạn nhất định cần phải đi khám ngay:
  • Chảy máu bất thường ở vùng âm đạo. Cháy máu sau khi giao hợp không phải lần đầu.
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, màu máu đen, kinh nguyệt không đều.
  • Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường).
  • Đau, ngứa xung quanh vùng kín, mất cảm giác ham muốn.
Vì thế, dù vùng kín bị ngứa và có mùi hôi do bất kì nguyên nào thì các chị em phụ nữ hãy luôn chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng đi khám để được hướng dẫn điều trị hợp lý. Tham khảo các phòng khám hay trung tâm y tế uy tín trước thực hiện. Mặc dù còn có nhiều phụ nữ e ngại với việc đi khám phụ khoa, nhưng các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên đi khám định kỳ mỗi năm và bắt đầu đi khám khi được 21 tuổi tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mình.
guest
11 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Hang
Nguyen Hang
5 năm trước

Âm đạo không bị ngứa nhưng huyết trắng ra nhiều và có mùi rất hôi… tư vấn giúp mình

hoalinh
hoalinh
5 năm trước
Trả lời  Nguyen Hang

Chào bạn,
Các trường hợp có khí hư ra nhiều bất thường có mùi hôi thì khả năng cao là những bất thường wor bên trong như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm tử cung…Nếu viêm nhiễm lâu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Cách duy nhất là Bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời
Chúc bạn mạnh khỏe

Ly
Ly
5 năm trước

dạ e nay nay 19 tuổi e bị ngứa và ra khí hư có mùi sau khi e đi kinh nguyệt cho e hỏi làm sao để khỏi ạ

admin
admin
5 năm trước
Trả lời  Ly

Chào bạn!
Vùng kín thường ngứa ngáy vào chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường nên đừng quá lo lắng. Vì lúc này lượng máu đẩy ra nhiều cùng với chất thải của thành tử cung, kết hợp với vi khuẩn xung quanh cửa âm đạo dễ gây ngứa ngáy, đặc biệt là việc đóng băng vệ sinh bí bách cả ngày. Có thể bạn chưa chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cũng như chọn loại băng vệ sinh phù hợp với mình.
Vì thế để giảm ngứa vùng kín vào thời kì nguyệt san, bạn nên vệ sinh vùng kín 2 -3 lần/ ngày với dung dịch vệ sinh phù hợp, thay băng vệ sinh 3 -4 lần/ ngày để vùng kín thoáng sạch, giảm khả năng viêm nhiễm.
Chúc bạn luôn khỏe!

Mai Nhi
Mai Nhi
4 năm trước

E thấy mấy tháng gần đây thấy bị hôi và ngứa nên đã mua lọ dd sát trùng betadine về nhưng không có dụng cụ dùng để rửa bên trong , xin hỏi bs là dùng để rửa bên ngoài được không ạ .

admin
admin
4 năm trước
Trả lời  Mai Nhi

Chào bạn!
Betadine Vaginal Douche® là chất rửa sạch âm đạo khi điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo do Candida, Trichomonas, nhiễm khuẩn không đặc hiệu hoặc hỗn hợp và làm sạch âm đạo trước phẫu thuật.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn chưa rõ là do viêm phụ khoa hay một bệnh cụ thể nào khác, bạn nên tới phòng khám phụ khoa để kiểm tra và nhờ bác sỹ tại đó chỉ dẫn sử dụng theo liều lượng và thời gian phù hợp. Tránh tự ý mua và sử dụng tại nhà.
Thân ái!

Linh
Linh
4 năm trước

Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu đc k

admin
admin
4 năm trước
Trả lời  Linh

Chào bạn!
Bạn vui lòng đặt câu hỏi dưới chân bài viết hoặc gọi điện tới tổng đài 1800 1791 ( miễn phí cước) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Thân ái!

Nguyen Tien
Nguyen Tien
3 năm trước
Trả lời  Linh

Em 20 tuổi bị ra khí hư nhưng k có dịch màu trắng và có mùi hôi

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
1 năm trước

Chào bs cho mình hỏi mình bị ngứa bên ngoài vùng kín là bị bệnh gì vậy ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Thảo Nguyên

Chào chị, Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: băng vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên. Đặc biệt những ngày có kinh nguyệt phải thay băng sau 4-6 giờ, ko để quá lâu dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy cho vùng kín.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!