Bệnh phụ khoa

Viêm phụ khoa sau sinh – dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

5 Tháng Năm, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Phụ nữ sau sinh được ví như “con cua lột xác”, họ trải qua mọi thay đổi về cả thể chất và tâm sinh lý. Chính sự thay đổi này là cội nguồn cho mọi vấn đề liên quan tới sức khỏe, trong đó có tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. 

Lý do phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh đến từ rất nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

Sự thay đổi về nội tiết tố

Sau khi sinh, nội tiết tố bắt đầu “lao dốc” khiến cho môi trường pH trong âm đạo cũng xáo trộn theo. Từ đó, sự phát triển của lợi khuẩn và hại khuẩn trong âm đạo dần mất cân bằng. Những loại hại khuẩn vốn có trong âm đạo hoặc vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh viêm nhiễm.

Do hệ miễn dịch suy giảm

Mang thai và sinh nở là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Vì thế, trải qua mỗi lần vượt cạn, cơ thể và sức khỏe đều suy yếu. Chỉ cần thời tiết thay đổi là các chị em dễ bị nhiễm bệnh, mệt mỏi. Hệ miễn dịch toàn thân suy giảm cũng là lý do khiến các bà mẹ sẽ khó chống đỡ nổi sự tấn công của các mầm bệnh lạ, trong đó có các tác nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Âm đạo bị tổn thương

Quá trình vượt cạn khiến phụ nữ mệt mỏi, mất sức nhiều. Hơn thế, các cơ quanh vùng kín giãn rộng thậm chí là có những vết rách, vết khâu. Tổn thương tại môi trường ẩm ướt là điều kiện để vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm.

Do vấn đề vệ sinh kém

Mặc dù sau khi sinh nở, phụ nữ sẽ mất đi kinh nguyệt trong vòng 6 – 8 tháng đầu, nhưng sự xuất hiện của sản dịch sẽ khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí bách. Về tính chất, sản dịch tiết ra gần giống với máu kinh, nhưng số lượng sẽ giảm dần sau vài tuần rồi mất hẳn. Nếu như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thì các mầm bệnh phụ khoa sẽ có điều kiện để hình thành, gây ngứa ngáy và mùi hôi khó chịu.

Do quan hệ tình dục sớm

Ngoài các nguyên nhân trên, thì phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh còn từ một nguyên nhân nhạy cảm khác, đó là vấn đề quan hệ vợ chồng. Nếu như “làm chuyện ấy” quá sớm, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm, do vùng kín dễ bị tổn thương nghiệm trọng hơn với những động tác giao hợp thô bạo. Chưa kể là những mầm bệnh từ người chồng có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục của phụ nữ.

Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở phụ nữ sau sinh

Bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do sự tấn công của nấm men (thường gặp nhất), do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Mỗi tác nhân gây hại lại có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn như:

Viêm âm đạo do nấm men Candida có triệu chứng là:

  • Ngứa và nóng rát âm đạo. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, gãi ngứa nhiều khiến cho nấm men lan rộng ra bẹn, hậu môn gây bệnh.
  • Niêm mạc âm đạo sưng đỏ
  • Dịch âm đạo có màu trắng đục như bã đậu
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, bám thành mảng dày bám vào thành âm đạo
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Khó tiểu tiện

Viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu (các loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo tăng sinh quá mạnh) có triệu chứng là:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có mùi tanh như cá
  • Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc xám
  • Phụ nữ hay bị đau rát khi đi tiểu
  • Triệu chứng ngứa là không phổ biến

Viêm âm đạo do trùng roi (kí sinh trùng Trichomonas) đa phần là do quan hệ tình dục không lành mạnh. Bệnh có triệu chứng là:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có mùi hôi khó chịu
  • Dịch âm đạo có màu xanh hoặc vàng, thể loãng hoặc sủi bọt
  • Phụ nữ hay bị đau rát khi đi tiểu hoặc giao hợp
  • Một số ít có triệu chứng đau bụng dưới

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến là gì? 1

Viêm lộ tuyến hay còn gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra là do các tổn thương ở lớp biểu mô cổ tử cung bị bong ra. Chúng dần phát triển ra mặt bên ngoài của cổ tử cung làm tăng hiện tượng tiết khí hư trong âm đạo. Phụ nữ sẽ luôn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu. Nếu vi khuẩn xâm lấn thì có thể gây bội nhiễm khiến khí hư chuyển màu vàng, có mùi hôi kèm theo chứng ngứa ngáy vùng kín.

Triệu chứng bên ngoài của viêm lộ tuyến thường không điển hình, vì nó tương tự như nhiều bệnh phụ khoa khác. Phụ nữ bị viêm lộ tuyến đều thấy khí hư ra nhiều, đổi màu bất thường, bị đau rát trong quan hệ tình dục hay tiểu tiện, đau bụng dưới…

Tuy nhiên, qua thăm khám phụ khoa, soi cổ tử cung sẽ thấy, vùng lộ tuyến sần sùi, có màu đỏ trên bề mặt cổ tử cung. Viêm lộ tuyến có nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh của từng người.

Để tìm hiểu thêm về bệnh viêm lộ tuyến, các chị em có thể đọc chi tiết bài viết này: Mọi điều nên biết về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh chung để chỉ các tình trạng viêm nhiễm phần trên của bộ phận sinh dục nữ, bao gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng và bên trong khung chậu. Nếu như không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh có thể chuyển biến thành các tình trạng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn và ung thư.

Triệu chứng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, phụ nữ bị viêm vùng chậu cho Chlamydia (nguyên nhân của 75 – 90% trường hợp bị viêm vùng chậu) thì thường không có triệu chứng, trong khi do các tác nhân khác thì biểu hiện rất rầm rộ.

Triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của bệnh viêm vùng chậu là đau bụng dưới và ra nhiều khí hư. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc vàng, đặc như mủ
  • Kinh nguyệt bị rối loạn
  • Sốt
  • Khó khăn khi đi tiểu hoặc đại tiện.

Bị mắc bệnh phụ khoa sau sinh có nguy hiểm không?

Viêm phụ khoa sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở của phụ nữ. Đơn cử như bệnh viêm vùng chậu, nếu phụ nữ mắc bệnh lâu ngày, vòi trứng sẽ viêm và gãy gập, do đó tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh được, dẫn tới vô sinh. Với bệnh viêm lộ tuyến, vùng viêm loét lâu ngày sẽ càng lan rộng, khi nó lan tới vòi trứng, thì vòi trứng có thể bị thu hẹp lại và gây mất cân bằng môi trường pH sinh lý từ đó tinh trùng sẽ rất khó khăn để kết hợp với trứng vì dễ bị chết trong quá trình di chuyển.

Chuyện tình dục không suôn sẻ: Hầu hết các bệnh phụ khoa đều gây ra cảm giác đau đớn trong quan hệ tình dục. Do đó, sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng, e ngại chuyện gần gũi ở nhiều phụ nữ. Lâu dần, phụ nữ trở nên lãnh đạm, trốn tránh “chuyện ấy”. Cũng vì thế mà ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Biến chứng muộn: Viêm phụ khoa không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dần chuyển sang mãn tính, có nguy cơ gây ra ung thư và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Việc điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là:

  • Tình trạng bệnh cụ thể
  • Tác nhân gây bệnh
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài…
  • Lịch sử y tế của bệnh nhân

Điều trị bằng thuốc

Với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh là hết sức thận trọng. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất và chất lượng sữa khi cho con bú.

Thông thường, thuốc sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa ở phụ nữ sau sinh là các dạng thuốc đặt âm đạo để tiêu viêm. Người bệnh không được tự ý mua để điều trị mà cần tuân theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để giảm tránh rủi ro.

Xem chi tiết: Các loại thuốc điều trị viêm phụ khoa

Điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa

Nếu như bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng thì cần phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn như đốt điện, laser, dao leep, áp lạnh để triệt tiêu vùng viêm nhiễm.

Cần làm gì để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

  • Sau khi sinh, để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên chú ý một số vấn đề sau đây:
  • Đầu tiên, cần chú tâm đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày 1 – 2 lần bằng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp.
  • Cần thấm khô vùng kín sau khi rửa xong, mặc quần áo thoải mái, co giãn tốt
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 3 – 4 tiếng/ lần, trong những ngày có sản dịch.
  • Các chị em không nên áp dụng các phương pháp xông hơi, hơ than vì dễ làm tổn hại vùng nhạy cảm.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục từ từ 2 – 4 tháng, khi vết thương tại âm hộ lành hẳn, không còn đau thì mới được quan hệ.
  • Không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Không nên thụt rửa vùng kín hay sử dụng các chất tẩy rửa khác như xà phòng, sữa tắm thay thế cho dung dịch vệ sinh.
  • Các chị em nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh, giúp điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Mọi vấn đề thắc mắc liên quan tới viêm nhiễm phụ khoa, vui lòng đặt câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp chi tiết.

guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Thị Điều
Phạm Thị Điều
3 năm trước

Em sinh con cũng được hơn 2 tháng rồi ạ… mà 2 hôm nay e đau tức âm đạo đứng cũng đau tức mà ngồi cũng tức rồi ra khí hư có màu xanh vàng r lại nâu nâu. E nên đi khám hog ạ

Biên tập viên Hoa Linh
Biên tập viên Hoa Linh
3 năm trước

Chào bạn, với tình trạng như vậy là dấu hiệu nhẹ của viêm nhiễm vùng kín rồi nhé bạn, bạn chú ý vệ sinh vùng kín với Dạ Hương 2-3 lần mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng, tránh mồ hôi, bụi bẩn làm bệnh nặng thêm nhé.

Thuý
Thuý
2 năm trước

E sinh con cũng dk 2 tháng r mà dịch màu nâu ra từng bt tí là bị sao ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
2 năm trước
Trả lời  Thuý

Chào chị, Nếu chị sinh thường thì sau 2-3 tháng có thể mình bắt đầu có kinh nguyệt trở lại ạ, để yên tâm hơn chị nên đi tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra rõ nguyên nhân, và có cách xử lý sớm ạ.
Ngoài ra chị nên vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, giúp vùng kín luôn khô thoáng, sạch đẹp ạ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe và tự tin!