Bệnh phụ khoa

Viêm phụ khoa khi mang thai – những điều bà bầu cần biết

24 Tháng Bảy, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

“Dễ mất con vì coi thường các triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai”. Điều này hoàn toàn đúng và xảy ra với đa phần số đông phụ nữ. Những ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt và sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết có thể gây ra các bệnh phụ khoa ở bà bầu. Nếu không học cách phòng tránh và điều trị đúng cách bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai là do đâu?

Do sự thay đổi nội tiết tố

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu dễ mắc phải những bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai. Nhưng yếu tố tác động lớn nhất đó là sự thay đổi hormone nội tiết.

Nồng độ estrogen tăng cao gấp vài lần so với mức thông thường trong 6 tháng đầu của thai kì khiến glycogen tăng tiết trong tế bào biểu mô âm đạo. Điều này tạo ra axit lactic dưới tác dụng của trực khuẩn âm đạo làm cho pH sinh lý tại âm đạo thay đổi. Độ pH tăng hoặc giảm mạnh khiến cho các loại hại khuẩn phát triển mạnh hơn. Nếu vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào chúng cũng dễ dàng gây ra các mầm bệnh phụ khoa nghiêm trọng.

Một lượng lớn estrogen cũng có thể trực tiếp kích thích sự phát triển của nấm mốc. Một số số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm âm đạo do nấm candida ở phụ nữ có thai thấp hơn so với phụ nữ không mang thai, điều trị nhiều lần và dễ tái phát.

Do vệ sinh chưa đúng cách

Ngoài ra, trong thai kì một lượng lớn huyết trắng được tiết ra khiến cho âm đạo ẩm ướt, có mùi nên dễ viêm nhiễm hơn. Nếu các chị em không vệ sinh đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho khuẩn,nấm sinh sôi.

Đọc thêm về: Khí hư ra nhiều khi mang thai

Do miễn dịch giảm trong thai kỳ

Sức đề kháng của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn thông thường cũng làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo.

Viêm phụ khoa khi mang thai gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa là các bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, cụ thể như: viêm âm đạo do nấm, viêm âm đạo không đặc hiệu, viêm cổ tử cung.

Trước hết viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của các chị em. Các triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa chủ yếu là ngứa ngáy bộ phận sinh dục, cảm giác đau hoặc rát, nặng hơn khi đi lại, làm việc, tiểu tiện. Do đó, mẹ bầu vốn đã mệt mỏi lại càng trở nên căng thẳng hơn.

Thứ hai, việc điều trị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai gặp nhiều khó khăn do cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc. Nên nếu không cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Âm đạo không phải môi trường vô khuẩn mà là một hệ cân bằng động của hàng triệu vi khuẩn (bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn). Âm đạo cũng là môi trường ký sinh lý tưởng của một số loại nấm như Candida, trùng roi, tạp khuẩn… Một sự thật mà nhiều mẹ không biết rằng những vi khuẩn đầu tiên trẻ sơ sinh tiếp xúc chính là vi khuẩn, vi nấm từ âm đạo của mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra một số tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh như tưa lưỡi, viêm da…Đáng chú ý, một số loại vi khuẩn nguy hiểm từ vùng viêm nhiễm của người mẹ có thể lây lan sang cho con ngay trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, ngăn ngừa viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai là việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Để tránh lây nhiễm cho thai nhi, mẹ bầu nên điều trị tích cực sau khi bị viêm âm đạo do nấm, điều trị bằng thuốc bôi âm đạo, không nên uống thuốc. Thuốc nên khác nhau trong giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ.

Đầu thai kỳ

Do thai nhi đang trong giai đoạn phát triển các cơ quan quan trọng nên lúc này thuốc rất dễ xảy ra tác dụng phụ, các chuyên gia không khuyến khích sử dụng thuốc đặt, thuốc uống cho bà bầu vào thời điểm này, nếu các triệu chứng của bà bầu còn nhẹ. Tốt nhất nên chọn một số loại thuốc dạng kem để cải thiện các triệu chứng ngứa.

Nếu tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng có thể tiến hành rửa âm đạo rồi đặt thuốc đặt vào âm đạo, tuy nhiên quá trình này phải do y tá sản phụ khoa của bệnh viện thực hiện để tránh trường hợp tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. .

Giữa và cuối thai kỳ

Tại thời điểm này, thuốc là tương đối an toàn, và vấn đề nên được giải quyết hoàn toàn vào lúc này.  

Để tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh, khi bị viêm âm đạo do nấm mẹ bầu nên chọn những loại thuốc không gây hại cho thai nhi để điều trị tại chỗ, thao tác phải nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.

Mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn các loại thuốc chống nấm ít gây tổn hại cho thai nhi. Hiện nay, thuốc imidazole được đánh giá là có hiệu quả vượt trội hơn nystatin và được coi là lựa chọn hàng đầu.

Những loại thuốc như vậy bao gồm clotrimazole (như Kainidine), fluconazole, v.v., trong đó clotrimazole là an toàn và hiệu quả nhất.

Thứ hai, mẹ bầu phải chủ động loại bỏ một số tác nhân dẫn đến tái phát viêm âm đạo như không mặc quần bó sát, quần jean, quần lót sợi hóa học,… nên mặc quần áo chất liệu cotton rộng rãi, thông thoáng.

Tránh sử dụng liều lượng lớn hormone hoặc kháng sinh, chú ý vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ.

Một lần nữa, việc chữa khỏi phải triệt để không để bệnh tái phát. Thời gian điều trị nhiễm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai lâu hơn so với không mang thai, và thời gian điều trị nên lâu hơn bình thường ít nhất 7 ngày, thậm chí 2 tuần.

Ngoài ra còn một số biện pháp điều trị viêm phụ khoa khác như laser, đốt điện, áp lạnh. Tuy nhiên, các phương pháp ngoại khoa này thường không được khuyến cáo áp dụng cho phụ nữ mang thai. 

Tham khảo thêm:  Chữa viêm phụ khoa an toàn cho mẹ bầu bằng thảo dược

Cách ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nhiễm cho thai phụ là áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và vệ sinh vùng kín hàng ngày. Trong thời kỳ mang thai, bộ phận sinh dục thường tiết ra nhiều dịch hơn, các mẹ sẽ cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi nhiều hơn. Do vậy việc vệ sinh vùng kín cần được quan tâm nhiều hơn trước. Để giữ cho vùng kín luôn thoáng sạch, mẹ cần:

  • Lựa chọn trang phục mát mẻ: Lựa chọn ưu tiên số 1 của các mẹ là những chiếc váy bầu chất liệu voan hoặc cotton
  • Sử dụng đồ lót hợp lí: Do thời kỳ mang thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều, chị em nên thay đồ lót thường xuyên. Lựa chọn đồ lót không quá bó chặt, chất liệu sợi tre hoặc cotton thoáng khí.
  • Chỉ sử dụng băng vệ sinh hàng ngày trong trường hợp dịch tiết nhiều nhưng không nên sử dụng kéo dài, và thay băng thường xuyên 3-4h/lần.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày vào buổi sáng và tối. Nhiều chị em lo ngại việc vệ sinh bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dùng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên chỉ sử dụng nước ấm. Sai lầm này thực sự nguy hiểm vì nước không thể làm sạch hoàn toàn dịch tiết, bụi bẩn, mồ hôi…dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm cho thai phụ. Tuy nhiên, để yên tâm, chị em lưu ý chỉ lựa chọn những sản phẩm nước rửa phụ khoa có nguồn gốc thảo dược, đã được chứng minh an toàn và được khuyên dùng bởi các chuyên gia phụ sản
  • Chị em cũng nên tránh tắm rửa ở các ao hồ nước bẩn, hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.  Nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, thai phụ nên đến bác sĩ ngay để nhờ tư vấn và chữa trị kịp thời.

Mẹ bầu cần biết: Cùng chuyên gia sản khoa lưu ý cách vệ sinh vùng kín cho bà bầu trước và sau khi sinh

Lời khuyên của chúng tôi là các chị em nên khám phụ khoa trước khi có kế hoạch sinh con để giải quyết mọi vấn đề tốt nhất, chuẩn bị cho sự chào đời khỏe mạnh của em bé. Trong thai kỳ, cần thăm khám phụ khoa định kỳ thường xuyên và đặc biệt nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi, niêm mạc âm hộ sưng đỏ, đau rát thì cần tới bệnh viện ngay. Mẹ bầu cũng cần có thái độ lành mạnh hợp tác với điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao trong trường hợp bị viêm phụ khoa.

Dạ Hương – nước rửa phụ khoa an toàn cho mẹ bầu

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương là một trong những sản phẩm hiếm hoi đầu tư thực hiện những nghiên cứu để đánh giá độ an toàn và hiệu quả tại các bệnh viện sản hàng đầu như bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện phụ sản Trung Ương. Kết quả là, Dạ Hương được 98% người dùng hài lòng. Đặc biệt, hiệu quả ngăn ngừa viêm ngứa của Dạ Hương đã được công nhận qua kết quả nghiên cứu từ 2012-2017 tại bệnh viện Từ Dũ.

Dạ Hương các thành phần tự nhiên như Lô Hội, Dâu Tằm, Cúc La Mã, Bách Lý Hương…giúp vùng kín của chị em luôn thoáng sạch, tươi mát. Không những vậy, acid lactic trong Dạ Hương giúp môi trường âm đạo được đảm bảo cân bằng, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm âm đạo trong suốt thai kỳ.

Các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng Dạ Hương hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, sẵn sàng đón chờ thiên thần nhỏ bé chào đời

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận