Viêm tử cung

Giải đáp – Viêm lộ tuyến có lây không?

31 Tháng Bảy, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Nhiều chị em bị viêm lộ tuyến lo ngại rằng bị bệnh này sẽ lây truyền trong lúc “sinh hoạt vợ chồng” hay lây cho thai nhi. Vì vậy không ít người trì hoãn kế hoạch mang thai và không biết nên hiểu vấn đề này như thế nào. Để trả lời cho thắc mắc “Bị viêm lộ tuyến có lây không?” Sau đây Dạ Hương sẽ gửi tới chị em những thông tin giải đáp cần thiết:
viem-lo-tuyen-co-lay-khong

Nếu các chị em muốn tìm hiểu chi tiết hơn về những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lộ tuyến và biến chứng nguy hiểm vui lòng xem tại bài viết này: Mọi điều cần biết về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung và sự lây truyền

Trước hết xin khẳng định rằng, viêm lộ tuyến là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới, xong nó không phải dạng bệnh lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác thông qua đường máu hay sử dụng chung đồ vật cá nhân.

Viêm lộ tuyến cũng không lây trực tiếp từ mẹ sang con qua nhau thai trong thời gian mang bầu giống như bệnh lậu, viêm gan siêu vi B hay Rubella. Nhưng phụ nữ phải thật cẩn trọng bởi nếu sinh con bằng cách đẻ thường (thai nhi chui qua cửa âm đạo) thì trẻ có thể mắc một số bệnh về da liễu, bệnh đường hô hấp, viêm não, dị tật thai nhi. Thậm chí bà bầu có thể bị sảy thai, vỡ ối sớm hoặc sinh non trong những tháng thai kỳ cuối cùng.  Do đó, hầu như đối với các trường hợp bà mẹ có bệnh phụ khoa khi mang thai đều được chuyên gia y tế chỉ định sinh mổ.

Viêm lộ tuyến là một bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục.

Quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lây bệnh di chuyển từ phụ nữ sang nam giới. Chính vì vậy, khi bạn bị viêm lộ tuyến thì nên tránh quan hệ tình dục với chồng hoặc đối tác, cần sử dụng các biện pháp tình dục an toàn để không lây nhiễm bệnh sang cho đối phương.

Đây cũng là lý do vì sao trong phác đồ điều trị viêm lộ tuyến, các chuyên gia y tế luôn nhắc nhở chị em cần phải kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh để không cho nguồn bệnh lây nhiễm ngược qua lại khiến bệnh tái phát nhiều lần và khó trị dứt điểm.

Viêm lộ tuyến cũng gây đau rát trong quá trình giao hợp nên cũng phần nào ảnh hưởng tới đời sống “chăn gối”, do đó phụ nữ nên chữa trị sớm nếu như phát hiện có bệnh này để đảm bảo yếu tố về tâm lý và sức khỏe cho bản thân cũng như người chồng của mình.

Viêm lộ tuyến và điều trị

Viêm lộ tuyến thường được phân chia làm 3 cấp độ chính:

  • Cấp độ 1: vùng lộ tuyến <1/3 diện tích bề mặt cổ tử cung. Các triệu chứng biểu hiện khá mờ nhạt và chung chung, giống với nhiều dạng bệnh phụ khoa khác như là khí hư tiết ra nhiều, đổi màu bất thường (vàng, xám,xanh), có mùi hôi tanh kèm theo ngứa ngáy vùng kín.
  • Cấp độ 2: vùng lộ tuyến từ 1/3 -2/3 diện tích bề mặt cổ tử cung (từ 0.5 -1cm), các dấu hiệu điển hình là cảm giác đau rát và chảy máu âm đạo trong lúc giao hợp.
  • Cấp độ 3: trường hợp nghiêm trọng hơn hẳn khi vùng lộ tuyến >2/3 diện tích bề mặt cổ tử cung (thường là >2cm), các triệu chứng rõ rệt và nặng hơn, phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong lúc quan hệ vợ chồng, có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng.

Tùy theo các cấp độ khác nhau và tình hình thực tế của mỗi người, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân phác đồ điều trị cụ thể.

Viêm lộ tuyến không thể được chữa khỏi bằng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian như xông hơi lá trầu hay rửa vùng kín với lá bàng .Vì thế các chị em cần tìm hiểu nguồn thông tin đáng tin cậy không thể áp dụng bừa bãi, tránh gây ra biến chứng về sau ảnh hưởng tới việc điều trị.

Đa số các trường hợp bị viêm lộ tuyến cấp độ 1 (tình trạng nhẹ nhất) thường được chỉ định sử dụng kháng sinh uống và đặt âm đạo để triệt tiêu viêm, kết hợp cùng với việc vệ sinh vùng kín khoa học và các thói quen khác trong quá trình chữa bệnh.

Xem chi tiết hơn: Chữa viêm lộ tuyến thì dùng loại thuốc nào?

Còn đối với trường hợp viêm nhiễm nặng độ 2 hoặc độ 3 thì cần được điều trị bằng các phương pháp như diệt tuyến bằng sóng cao tần, phương pháp áp lạnh, dao Leep… kết hợp với việc sử dụng thuốc. Các phương pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.

Đốt điện hay laser CTC có thể gây ứ đọng máu kinh, để lại sẹo xơ cứng, lỗ tử cung chít hẹp và khó thụ thai sau này. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài. Sau khi đốt diệt tuyến, bệnh vẫn có thể tái phát.  Chính vì vậy phụ nữ đang mong muốn có con thì cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.

Sau khi điều trị, các chị em cũng cần ý thức hơn trong việc chăm sóc bản thân, vệ sinh vùng kín để tránh tái phát.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận