Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm cổ tử cung có mang thai được không? Sự nguy hiểm với thai nhi

26 Tháng Ba, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Viêm cổ tử cung có mang thai được không? Theo nhiều nghiên cứu thì cứ 2/3 phụ nữ đã lập gia đình sẽ có nguy cơ bị viêm cổ tử cung. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những người chưa kết hôn. Do đó, không ít chị em lo lắng rằng liệu viêm cổ tử cung có ảnh hưởng đến việc mang thai không. Cùng Dạ Hương làm rõ trong bài viết dưới này nhé!

Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Tổng quan về bệnh viêm cổ tử cung

Cổ tử cung là bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung. Chúng có độ dài khoảng 5cm. Phụ nữ ở độ tuổi khoảng 20 đến 35 đã quan hệ tình dục hoặc đã sinh con có tỷ lệ mắc viêm cổ tử cung rất cao. Bệnh được phân làm hai dạng: viêm cấp tính và viêm mãn tính. Phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát triển của bệnh.

Viêm cổ tử cung được hiểu là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm, mưng mủ hoặc sưng tấy,.. “Thủ phạm” gây viêm nhiễm thường là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung được xác định do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn… 

Viêm cổ tử cung cấp tính xảy ra đột ngột. Bệnh diễn tiến trong thời gian ngắn và thuyên giảm nhanh. Tình trạng này có thể xuất hiện khi bị sảy thai hoặc sau sinh. Viêm cổ tử cung mãn tính là tình trạng viêm kéo dài, người bệnh có thể không cảm thấy triệu chứng nào cụ thể. Rất khó xác định viêm cổ tử cung, nếu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến phụ nữ viêm cổ tử cung khó thụ thai?

Tỷ lệ phụ nữ mắc viêm cổ tử cung ngày một tăng, phần lớn đều là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Khi xảy ra viêm nhiễm, các chức năng ở cổ tử cung bị ảnh hưởng mạnh. Quá trình tinh trùng di chuyển trong tử cung tới ống dẫn trứng gặp khó khăn. Chính điều này gây ra tình trạng khó có bầu (khó thụ thai). Một số nguyên nhân cụ thể được biết đến như sau:

  • Viêm cổ tử cung làm mất khoái cảm khi quan hệ tình dục, phụ nữ có cảm giác đau rát, giảm ham muốn. Một số trường hợp phụ nữ bị xuất huyết âm đạo, nhiễm trùng vùng kín… Do đó, khả năng thụ thai giảm sút.
  • Khí hư ra nhiều, thi thoảng có màu vàng, xanh, đen đặc, mùi khó chịu. Khí hư đặc và vón cục gây cản trở tinh trùng gặp trứng. Hầu hết lượng tinh trùng sẽ chết trên đường đi. Tình trạng này khiến phụ nữ khó thụ thai.
  • Khi bị viêm, cổ tử cung thường tập trung vi khuẩn, nấm và các ổ viêm. Tinh trung có thể bị những yếu tố ngoại lai này tấn công làm giảm hiệu quả thụ thai.
  • Phụ nữ có thể bị vô sinh hoàn toàn khi tình trạng viêm cổ tử cung tiến triển nặng. Các vấn đề bệnh nghiêm trọng xảy ra trong buồng trứng và tuyến yên. Bệnh chỉ được chẩn đoán rõ ràng khi thăm khám chuyên sâu.

Phụ nữ mắc viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Bệnh này không đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, viêm cổ tử cung tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Ngay cả khi trẻ được sinh ra cũng có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về da, thị giác, phổi. Đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ. Ngay dưới đây sẽ là những nguy hiểm cho mẹ bầu khi mắc viêm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguy hiểm cho người mẹ

Ban đầu, mẹ sẽ thấy “cô bé” tiết nhiều khí hư, có mùi khó chịu, màu sẫm, thậm chí dính máu. Kèm theo các biểu hiện này là cảm giác đau rát, ngứa ngáy, có thể sưng tấy âm đạo. Điều này khiến tâm lý mẹ bầu trở nên bất ổn, dễ cáu kỉnh, buồn phiền hoặc lo âu. Sau cùng, thai nhi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những dấu hiệu này ở người mẹ. Bên cạnh đó cũng có một số nguy hại khác mà mẹ bầu cần biết:

  • Nguy cơ sảy thai, vô sinh cao hơn.
  • Sinh non, thai lưu ở 3 tháng đầu, thai ngôi ngược trong 3 tháng cuối,…
  • Mẹ bầu chuyển dạ khó khăn, cổ tử cung bị giảm tính đàn hồi.
  • Viêm cổ tử cung khiến mẹ bầu yếu hơn, đề kháng kém, nhất là khi được chỉ định sinh mổ. Về sau, rất khó phục hồi chức năng sinh sản.

Nguy hiểm đối với thai nhi

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm cổ tử cung xâm nhập vào màng ối, có thể dẫn đến nhiễm trùng ối hoặc nhiễm khuẩn sau sinh. Trẻ ra đời có sức đề kháng kém, dễ mắc một số bệnh nguy hiểm khó nhận biết.
  • Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, mắt,… khi chào đời rất cao.
  • Viêm cổ tử cung khiến môi trường âm đạo thay đổi. Điều này tác động lớn tới nước ối cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ sơ sinh từ người mẹ mắc viêm cổ tử cung thường chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm da…

Phụ nữ bị mắc bệnh viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không? Bác sĩ sản khoa trả lời rằng điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ viêm nhiễm, thể trạng bệnh. Thực tế, phụ nữ mang thai bị viêm cổ tử cung có khả năng thụ thai thấp. Và viêm cổ tử cung còn gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh nở.

Chữa viêm cổ tử cung cho phụ nữ mang thai?

Các loại thuốc điều trị viêm nhiễm ở cổ tử cung là kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các thuốc làm giảm triệu chứng viêm do nhiễm trùng.

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng thuốc

Viêm cổ tử cung cấp tính sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc đặt âm đạo và thuốc kháng sinh đường uống. Ở thể mãn tính, các bác sĩ vẫn chỉ định dùng thuốc (đặt và uống) kết hợp sử dụng dung dịch vệ sinh đặc trị viêm. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm cổ tử cung:

  • Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị viêm cổ tử cung do vi khuẩn lậu gây ra: Cefixim, Ofloxacin, Ciprofloxacin và Levofloxacin.
  • Thuốc trị viêm cổ tử cung do nấm Chlamydia: Azithromycin, Doxycycline, Erythromycin, Tetracycline.
  • Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị sưng, viêm, giảm đau và hạ sốt là: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac.
Thuốc điều trị viêm cổ tử cung ở bà bầu
Thuốc điều trị viêm cổ tử cung ở bà bầu

Điều trị viêm cổ tử cung bằng thủ thuật xâm lấn

Các thủ thuật xâm lấn vào trong tử cung được chỉ định khi tình trạng bệnh kéo dài. Người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị.

  • Nhiệt trị liệu (đốt điện): Các bác sĩ gây mê và sử dụng dụng cụ giữ cho âm đạo mở. Sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy các tế bào, mô niêm mạc bị viêm trong cổ tử cung. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, các mô tế bào sẽ được đào thải ra ngoài.
  • Liệu pháp Laser: Là phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao để phá hủy mô niêm mạc. Các mô này cũng được đào thải ra ngoài cơ thể sau 2 đến 3 tuần.
  • Phương pháp áp lạnh: Là phương pháp sử dụng nitơ hóa lỏng đóng băng các mô niêm mạc bị viêm. Sau đó từ 2 đến 3 tuần, các mô tử cung sẽ được đào thải ra ngoài thông qua dịch tiết âm đạo. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. 

Các phương pháp kể trên được chỉ định bởi bác sĩ sau thăm khám. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, các thủ thuật xâm lấn can thiệp vào vùng kín có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi. Do đó, điều trị viêm cổ tử cung cho mẹ bầu sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng.

Phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai

  • Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ.
  • Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, độ thấm hút tốt.
  • Tránh dùng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh
  • Hạn chế ăn đường, đồ ngọt để tránh tăng lượng bài tiết ở âm đạo
  • Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo rất hiệu quả
  • Kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn khi đang điều trị.
  • Kiên trì chữa trị cho đến khi bệnh dứt điểm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
  • Tái khám sau khi dùng hết thuốc.

Lưu ý dành cho bà bầu khi bị viêm cổ tử cung

Phụ nữ mang thai là đối tượng nhảy cảm, do đó cần lựa chọn thuốc điều trị lành tính, không gây tác dụng phụ. Bác sĩ sản khoa thường có phác đồ điều trị riêng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Một số lưu ý quan trọng khi điều trị viêm cổ tử cung cho phụ nữ mang thai.

  • Mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Không tự ý dừng thuốc, tăng liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu sử dụng sai cách có thể khiến mẹ đối mặt với nguy hiểm không thể lường trước. 
  • Khi mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ, cần thận trọng khi điều trị viêm cổ tử cung. Việc sinh mổ hay sinh thường sẽ được quyết định bởi bác sĩ. Mẹ không nên cương quyết chọn theo ý mình. Vì sự an toàn của cả mẹ và thai nhi, mẹ cần lắng nghe và tin tưởng ở bác sĩ. 
  • Chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt và kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị viêm cổ tử cung.
  • Khi gặp bất cứ dấu hiệu khác thường nào, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.

Hy vọng với những thông tin đầy đủ về Viêm cổ tử cung có mang thai được không, đã giúp ích thật nhiều cho mẹ bầu. Ngoài những thông tin về chuyên môn, chúng tôi mong muốn chị em có cái nhìn đúng đắn và lạc quan hơn về vấn đề sức khỏe, bình tĩnh xử lý từng chút một. 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận