Sức khỏe sinh sản

Những kiến thức cần biết về tuổi dậy thì

29 Tháng Tám, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Khi bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý sẽ khiến các bạn nam và nữ vô cùng lo lắng. Biểu hiện là những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động, cảm xúc đầu đời với các bạn khác giới. Đây được xem là giai đoạn tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các bạn.

Tuổi dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và biến bạn trở nên giống người lớn hơn. Dậy thì sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất sẽ là khoảng 13 – 14 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu thay đổi, phát triển. Những tín hiệu này được biết đến với tên gọi là hormone. Hormone được hiểu là hóa chất kiểm soát các chức năng trong cơ thể. 

Tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới bắt đầu từ khi nào? Trải qua mấy giai đoạn? 

Tuổi dậy thì được biết đến là một trong quá trình trưởng thành đánh dấu sự phát triển sự phát triển và hoàn thiện về khả năng sinh sản. Đối với nam giới, giai đoạn tuổi dậy thì được tính từ lần đầu tiên xuất tinh. Thời điểm vào khoảng 11 – 12 tuổi. Đối với nữ giới, giai đoạn dậy thì sẽ được xác định từ thời điểm lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên – trung bình sẽ khoảng 10 – 11 tuổi.  Dưới đây là các giai đoạn mà cả bé trai và bé gái đều phải trải qua trong tuổi dậy thì: 

Giai đoạn 1 tuổi dậy thì

Đầu và giữa của giai đoạn này gần như sẽ không xuất hiện quá nhiều biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn 1, các tín hiệu bắt đầu xuất hiện như vùng dưới đồi bắt đầu quá trình giải phóng hormone GnRH. Tuyến yên cũng sẽ sản xuất 2 loại hormone chính là hormone LH. Hoocmon này có chức năng chính trong việc điều chỉnh tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Tiếp theo là hormone FSH  với chức năng chính trong việc kích thích nang trứng.

Giai đoạn 2 tuổi dậy thì

Đây chính là đánh dấu điểm khởi đầu của sự phát triển về thể chất. Khi đó các hormone bắt đầu thực hiện việc gửi tín hiệu đến khắp cơ thể.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi rõ ràng về thể chất của cả nam và nữ giới.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn phát triển thể chất vô cùng mạnh mẽ và bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi trên cơ thể của mình.

Giai đoạn cuối cùng

Đây sẽ là sự đánh dấu về sự hoàn thiện của thể chất cũng như chức năng sinh sản có trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bé trai đến tuổi dậy thì

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của bé trai khi đến tuổi dậy thì:

Phát triển nhanh chóng về hình dạng cơ thể

Hầu hết các bé trai đều phát triển vượt bậc về chiều cao sau giai đoạn của tuổi dậy thì. Cơ thể cũng bắt đầu có những thay đổi về thể chất như: 

  • Kích thước của bộ phận sinh dục
  • Mọc lông trên cơ thể
  • Giọng nói thay đổi.
  • Bé trai có thể cao thêm khoảng 10 – 30cm ở độ tuổi từ 18 – 20.

Đến cuối tuổi dậy thì, các bạn nam sẽ có phần xương nặng hơn và gần gấp đôi so với khối lượng cơ bắp trong cơ thể. Cơ bắp phát triển chủ yếu trong giai đoạn sau của tuổi dậy thì. Chúng có thể phát triển ngay cả khi nam giới đã trưởng thành về sinh học. 

Tăng nhanh về chiều cao
Tăng nhanh về chiều cao

Sự phát triển của bộ phận sinh dục nam

Tinh hoàn to ra là biểu hiện về thể chất đầu tiên của bộ phận sinh dục nam. Tinh hoàn của bé trai ở trước tuổi dậy thì sẽ chỉ có chiều dài khoảng 2 – 3cm. Chiều rộng tinh hoàn khoảng 1.5 – 2cm. Tuy nhiên, những thay đổi về kích thước và hình dáng của bộ phận sinh dục sẽ có sự thay đổi từ 9 – 14 tuổi. Việc một bên tinh hoàn phát triển nhanh hoặc thấp hơn so với bên còn lại là vấn đề khá bình thường. Các bạn nam không cần quá lo lắng về hiện tượng này. 

Tinh hoàn sẽ tạo ra một loại hormone với tên gọi testosterone. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu dậy thì ở nam giới như: thay đổi giọng nói, mọc lông, phát triển cơ bắp,… bao gồm cả sự gia tăng về kích thước của tinh hoàn cũng như dương vật.

Bên cạnh đó, các bé trai cũng sẽ cảm thấy dương vật to và dài hơn trong tuổi dậy thì. Bao quy đầu, thể hang cũng sẽ dần phát triển theo tỷ lệ của người lớn. Sự co rút của bao quy đầu về gốc dương vật dần diễn ra trong suốt quá trình phát triển này. 

Các giai đoạn dậy thì
Các giai đoạn dậy thì

Cơ thể và mặt mọc nhiều lông

Mọc lông mu là một trong những dấu hiệu của tuổi dậy thì của con trai. Lông bắt đầu mọc khi bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển. Các sợi to màu nhạt sẽ xuất hiện đầu tiên ở gốc của dương vật. Sau đó, chúng sẽ bao phủ vùng mu rồi lan dần đến vùng đùi. Thậm chí nam giới có thể mọc thêm một đường lông mỏng hướng lên phía rốn

Sau khi lông mu xuất hiện, lông thưa cũng sẽ bắt đầu mọc trên các bộ phận cơ thể như mặt, chân, tay, nách và ngực của bé trai.

Thay đổi giọng nói

Hầu hết sự thay đổi của giọng nói sẽ xảy ra thuộc giai đoạn 3 – 4 của tuổi dậy thì của nam giới. Lý do là bởi dưới sự ảnh hưởng của nội tiết tố androgen, dây thanh âm và thanh quản. Hiện tượng này xuất hiện ở cả 2 giới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sẽ nổi bật hơn ở các bạn nam hay còn biết đến với tên gọi là “vỡ giọng”. Tiếng bạn nam tuổi dậy thì thường nghe hơi rè rè.

Ngực phát triển

Thông thường, mô mỡ trong mô và núm vú ở nam giới sẽ phát triển ở tuổi dậy thì. Đây chính là kết quả của phản ứng chuyển hóa một số testosterone thành hormone sinh dục nữ – estrogen.  Đôi khi, mô vú phát triển to hơn bình thường và được gọi là nữ hóa tuyến vũ, đặc biệt với những bé trai gặp tình trạng thừa cân. Tình trạng này cũng sẽ không kéo dài quá lâu. 

Tâm trạng thay đổi

Khi bước sang tuổi dậy thì, tâm trạng của các bạn nam có thể thay đổi nhiều và nhanh chóng. Ví dụ như đôi lúc hạnh phúc nhưng sau đó lại cảm thấy buồn. Đây cũng là điều khá bình thường. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone trong tuổi dậy thì.  Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng con giống như một người bạn. Không nên vcố gắng kiểm soát những cảm xúc của tuổi mới lớn này.

9 Dấu hiệu điển hình nhận biết tuổi dậy thì ở nữ giới

Dưới đây là 9 dấu hiệu điển hình giúp chúng ta nhận biết tuổi dậy thì ở nữ giới:

Vòng 1 phát triển

Khi ngực bắt đầu phát triển, ban đầu sẽ có những cục nhỏ, săn chắc. Chúng được gọi là nụ, xuất hiện dưới một hoặc cả 2 núm vú. Các nụ vú này có thể gây nên tình trạng ngứa hoặc đau. Những cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất khi ngực phát triển và thay đổi hình dạng trong vài năm. Bên cạnh đó, núm vú của bé gái có thể chuyển sang màu hồng hoặc nâu. Đôi khi có thể mọc lông – tùy theo cơ địa của mỗi người. Khu vực sẫm màu hơn xung quanh núm vú cũng sẽ được mở rộng.

Mọc lông trên cơ thể

Khi bước sang tuổi dậy thì, bé gái sẽ thấy lông mọc ở những vị trí mới. Hoặc lông dày lên ở một số bộ phận trên cơ thể. Lông thường thô, dày hơn ở vùng sinh dục, dưới cánh tay và trên chân. Đây là dấu hiệu cơ bản của các bé gái khi đến tuổi dậy thì.  Ban đầu, lông sẽ mọc thẳng và mỏng trên môi âm hộ. Sau đó, những sợi lông tương tự cũng sẽ bắt đầu mọc phía dưới cánh tay. Ngoài ra, càng lớn, lông xoăn, sẫm màu và dày hơn sẽ xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể.

 

Mọc lông trên cơ thể
Mọc lông trên cơ thể

Âm đạo tiết dịch

Một số bé gái sẽ thấy xuất hiện hiện tượng tiết dịch âm đạo – khí hư trong suốt hoặc màu trắng với số lượng từ ít đến trung bình. Thông thường, chúng sẽ có từ 6 – 12 tháng trước khi chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện.

Đây được xem là một trong những phản ứng bình thường. Do lượng hormone estrogen trong cơ thể ngày càng tăng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, vào những thời điểm không chảy máu kinh, vùng kín của bé gái cũng tiết ra dịch âm đạo.

Xuất hiện kinh nguyệt

Mỗi tháng, niêm mạc tử cung sẽ dày lên kèm theo sự phát triển của các mạch máu đến nuôi dưỡng. Khi trứng được buồng trứng phóng thích nhưng không gặp được tinh trùng sẽ dẫn đến hiện tượng đẩy ra ngoài tử cung và gây chảy máu kinh. Thông thường, lượng máu kinh nhiều khoảng 1 – 2 ngày đầu và có thể kéo dài đến 7 ngày.

Xuất hiện kinh nguyệt
Xuất hiện kinh nguyệt

Chiều cao tăng nhanh 

Sự gia tăng chiều cao cũng gây ảnh hưởng đến cả cơ thể. Bàn tay  và bàn chân của bé sẽ bắt đầu phát triển và trở nên vụng về hơn cho đến khi những phần còn lại của cơ thể cũng phát triển kịp theo. Sự  phát triển của xương và sự gia tăng mật độ xương diễn ra nhanh chóng ở tuổi dậy thì. Đây được xem là một trong những dấu hiệu dậy thì phổ biến ở bé gái.

Xương chậu phát triển ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn này, các bé thường có xu hướng tăng khối lượng chất béo vào trong cơ thể. Các bạn nữ thường bắt đầu tích tụ mỡ, đặc biệt là ở ngực và xung quanh hông, bụng, mông và đùi. Chính điều này đã khiến  hông mở rộng hơn và vòng eo trở nên nhỏ hơn tương ứng, tạo ra những đường cong đặc trưng của người phụ nữ.

Mụn trứng cá ở nam giới tuổi dậy thì

Do thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn bao giờ hết. Với một số bé gái, tình trạng dầu tích tụ trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Kết quả dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá.

Mùi cơ thể

tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi lớn hơn cũng phát triển gây nên tình trạng ổ mồ hôi dưới nách và tăng mùi cơ thể cũng là những thay đổi bình thường, phổ biến. Để có thể ngăn mùi cơ thể, các bạn nữ nên tắm rửa hàng ngày và thường xuyên sử dụng sản phẩm khử mùi để giảm bớt những mùi hôi, tự tin hơn khi giao tiếp.

Thay đổi tâm trạng tuổi dậy thì

Sự thay đổi của hormone cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và suy nghĩ của các bé gái trong giai đoạn dậy thì. Tại thời điểm này, trẻ thường thay đổi về lòng tự trọng, quan tâm đến tinh dục và tính độc lập,…Có một số bé cảm thấy chán nản hoặc lo lắng trong thời gian này. Do đó, cha mẹ nên quan tâm đến các con hơn trong khoảng thời gian này.

Trên đây là những chia sẻ về những dấu hiệu tuổi dậy thì của cả bé trai và bé gái. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về những thay đổi cơ bản cũng như có những cách nuôi dạy con phù hợp trong giai đoạn đầy nhạy cảm này.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận