Kinh Nguyệt

Stress ảnh hưởng như thế nào đến chu kì kinh nguyệt

4 Tháng Ba, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Căng thẳng, stress có thể làm thay đổi các vấn đề về làn da, cân nặng, giấc ngủ, tim mạch hay huyết áp, thậm chí là cả chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vậy cụ thể, stress ảnh hưởng như thế nào đến chu kỳ kinh nguyệt? Cùng xem lý giải trong bài viết sau đây nhé.

Tác động của stress kéo dài tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Đa phần, stress thường khiến các chị em bị trễ kinh, chậm kinh. Thậm chí, những trường hợp stress trầm trọng thì phụ nữ có thể bị mất kinh vài tháng mới có. Theo một nghiên cứu vào năm 2004, các nhà khoa học đã kết rằng căng thẳng có có mối liên quan đáng kể tới mức độ đau bụng kinh ở phụ nữ. Những người bị stress có khả nặng phải chịu những cơn đau bụng kinh dữ dội gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.

dau-bung-kinh-du-doi

Quá trình sản xuất và tương tác giữa các hormone khác nhau trong cơ thể giống như một phản ứng dây chuyền. Nếu một giai đoạn trong chu kỳ không xảy ra theo cách bình thường thì các giai đoạn sau sẽ không nhận được những kích hoạt chính xác, và sẽ trở nên rối loạn.

Xem thêm: Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Khi một nang trứng phát triển trội lên và phóng thích tế bào trứng thì sẽ làm cho lượng hormone progesterone tăng lên, lớp niêm mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho sự thụ thai. Nếu tinh trùng không gặp trứng thì quá trình thụ tinh sẽ không xảy ra và chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện.

Tuy nhiên, khi phụ nữ bị stress kéo dài thì sự cân bằng của hệ hormone nội tiết bị phá vỡ, làm cho kinh nguyệt rối loạn. Cụ thể là, stress tác động đến vùng dưới đồi, làm cho nồng độ hormone cortisol tăng cao (hormone gây ra trạng thái căng thẳng) – từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tương tác của các hormone khác. Dưới đây là những tác động do lượng cortisol tăng lên tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới:

1/ Phá vỡ Insulin – Stress làm tăng nồng độ cortisol và phá vỡ lượng đường trong máu. Từ đó, làm gián đoạn quá trình rụng trứng và thời kỳ kinh nguyệt của bạn .

2/ Giảm sản xuất Progesterone – Hormone căng thẳng cortisol tăng lên sẽ ức chế quá trình sản xuất progesterone tại buồng trứng. Điều này không chỉ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể khiến bạn khó thụ thai.

3/ Trì hoãn rụng trứng – Nếu phụ nữ bị stress trong khoảng thời gian rụng trứng thì nồng độ cortisol tăng lên cao có thể làm trì hoãn quá trình rụng trứng. Khi đó vòng kinh có thể kéo dài hơn so với bình thường.

4/ Thay đổi thời gian của Thời kỳ của bạn – Stress sau thời điểm rụng trứng gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Nếu phụ nữ bị stress gần sát thời kỳ kinh nguyệt thì có thể khiến cho kinh nguyệt tiết ra ít hơn, thậm chí là thay đổi về màu sắc so với bình thường.

Xem thêm bài viết: Chậm kinh 10 ngày có sao không?

Làm sao để ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt do căng thẳng gây ra?

Khi kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi stress ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ không thể làm gì để thay đổi điều này. Nhưng bạn có thể học cách cải thiện căng thẳng để ngăn ngừa kinh nguyệt không bị rối loạn ở những chu kỳ sau đó.

Bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, kết hợp với lối sống phù hợp để kiểm soát stress và đưa chu kỳ trở lại đúng hướng ban đầu.

Tuân theo chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Phụ nữ nên chọn lựa những loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin và các loại hormone tự nhiên từ mầm đậu nành, ngũ cốc, rau củ xanh để giúp nội tiết tố ổn định.

Tránh ăn nhiều những loại thực phẩm chiên rán, có quá nhiều gia vị.

Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác. Đơn cử, nếu bạn uống cà phê quá nhiều, lượng caffeine tăng đột biến trong cơ thể có thể đẩy cao sự lo lắng, căng thẳng dẫn đến stress và mất ngủ.

Ngoài ra, để rõ hơn, bạn đọc có thể tìm hiểu bài  Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, thể thao thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm để chống lại stress. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu tăng cường các hoạt động thẻ chất thì những căng thẳng tinh thần sẽ giảm xuống. Đó là bởi những lý do sau:

  • Tập thể dục đều đặn giúp làm giảm hormone căng thẳng cortisol. Đồng thời, giải phóng hormone hạnh phúc – endorphin, giúp cải thiện tâm trạng, nó được coi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên để giúp bạn kiểm soát stress.
  • Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy có nhiều năng lượng tích cực và tự tin hơn.

Do đó, hãy cố gắng lựa chọn và tập luyện những môn thể thao có cường độ vừa phải mà bạn yêu thích chẳng hạn như đi xe đạp, chạy bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh, thiền, aerobic, dancing để cải thiện stress. Từ đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ dần ổn định hơn.

Dành thời gian với gia đình và bạn bè

Khi bạn rơi vào những cảm xúc tiêu cực thì tình trạng của bạn có thể trầm trọng hơn, nếu như bạn không tìm cách chia sẻ vấn đề của bản thân với người khác. Được nói ra, được trải lòng, được chia sẻ là một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người. Và nếu bạn làm điều đó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bớt stress hơn.

Bạn có thể chuyện trò với người bạn đời của mình, bố mẹ hay những người bạn thân. Thậm chí, bạn có thể tâm sự với một đứa trẻ hay thú cưng của mình. Đó cũng là một cách hay để nhận được nhiều hơn những cảm xúc tích cực từ người khác.

Một số thủ thuật cải thiện căng thẳng

Hít thở sâu

Hít thở sâu là phương pháp được nhiều người áp dụng để chống lại trước những tình huống gây ra căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể thấy hình ảnh này rất quen thuộc mỗi khi ứng viên chuẩn bị bước vào một cuộc phỏng vấn họ thường hít thở thật sâu để có đủ can đảm đối mặt với các tình huống gay cấn.

Khi bị stress, hãy dành 3 – 5 phút cho việc hít thở. Hãy khoanh 2 chân lại giống như tư thế đang ngồi thiền rồi bắt đầu hít vào (phình bụng) thật sâu. Tập trung vào phổi của bạn khi chúng mở rộng hoàn toàn trong ngực của bạn, rồi từ từ thở ra. Cố gắng thực hiện một cách đều đặn. Quá trình hít thở sâu sẽ giúp nâng cao sự tập trung và làm sạch tâm trí của bạn.

Cười nhiều hơn

Tiếng cười giải phóng endorphin giúp cải thiện tâm trạng và giảm lượng hormone gây căng thẳng (cortisol và adrenaline). Nụ cười đánh có khả năng đánh lừa hệ thống thần kinh của bạn làm cho bạn thấy hạnh phúc hơn. Vậy nên, kể cả khi bạn không thực sự buồn cười nhưng nếu nở nụ cười bạn vẫn có thể cảm thấy bớt đi phần nào stress.

Nghe nhạc thư giãn

Nếu bạn cảm thấy quá tải trước một tình huống gây căng thẳng, hãy thử nghỉ ngơi và nghe nhạc thư giãn. Những giai điệu nhẹ nhàng, gần gũi tự nhiên như là tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng sáo trúc… có thể tác động tích cực đến não và cơ thể, giúp điều hòa huyết áp và giảm nồng độ cortisol trong não.

Sử dụng tinh dầu thư giãn

Mùi hương khi xông tinh dầu có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Vì thế, hãy đặt một lọ tinh dầu ngay trong phòng ngủ hoặc bàn làm việc để giúp bạn thấy phấn chấn hơn. Sau đây là một số mùi hương gợi ý cho bạn: Hoa oải hương, hoa cúc La mã, hoa hồng, cỏ Vetiver, hoa Ylang Ylang, phong lữ, trầm hương…

Nếu bạn nhận thấy rằng, chu kỳ của mình bị rối loạn trong thời gian dài thì chắc chắn đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ. Đừng chủ quan và bỏ qua khi thấy kinh nguyệt không đều, vì nó có thể ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của bạn trong tương lai.

Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận