Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40

4 Tháng Ba, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Kinh nguyệt có thể bị rối loạn ở bất cứ độ tuổi nào, ngay cả khi bạn đã 40. Vậy rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40+ liệu có đáng lo ngại? Làm sao để giải quyết? Để trả lời cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài chia sẻ sau đây của Dạ Hương.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi 40

Phụ nữ ở tuổi 40 thường là độ tuổi mở đầu cho giai đoạn tiền mãn kinh. Do đó, phụ nữ có thể gặp vô vàn vấn đề trục trặc về sức khỏe, không loại trừ tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 1 – 10 năm. Trong thời gian này, hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng bắt đầu suy thoái theo quy luật tự nhiên. Từ đó, quá trình sản sinh các hormone nội tiết, mà chủ yếu là estrogen và progesterone bị chậm lại.

Nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng tới sự rụng trứng. Thời gian rụng trứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, vì lẽ đó mà kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo. Không chỉ vậy, một số bệnh lý tiềm ẩn cũng rất có thể là lý do dẫn tới rối loạn nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi 40, chẳng hạn như đái tháo đường, suy tuyến giáp, cường giáp, tăng sản nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu…

Ngoài ra, ở độ tuổi này nhiều chị em phải gánh chịu áp lực tâm lý nặng nề, stress, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, ít tập thể thao…nên cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm nghiêm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi 40

Sự thay đổi phổ biến nhất với kinh nguyệt của phụ nữ trung niên là vòng kinh hàng tháng bắt đầu thưa hơn, lượng máu kinh tiết ra ít hơn bởi số lần rụng trứng giảm xuống. Quá trình này sẽ dừng lại hoàn toàn khi phụ nữ mãn kinh (sau 12 tháng không thấy kinh nguyệt xuất hiện nữa). Tuy nhiên, các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi 40 không phải ai cũng giống nhau.

Cụ thể là:

  • Kinh nguyệt không đều, chu kỳ lúc dài lúc ngắn, có khi vài tháng mới hành kinh một lần (vô kinh) hoặc ngược lại 15 – 20 ngày đã thấy kinh nguyệt (kinh mau).
  • Lượng máu kinh có thể nhiều hơn (cường kinh) hoặc ít hơn so với trước đây (thiểu kinh).
  • Màu sắc máu kinh nguyệt thay đổi.
  • Các triệu chứng thời kì kinh nguyệt có thể đến rầm rộ hơn như là tình trạng đau bụng kinh dữ dội (thống kinh), căng thẳng, mệt mỏi gia tăng, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…..

Ngoài ra, nếu bạn có thêm các triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Bốc hỏa
  • Da khô, lỗ chân lông to, dị cảm da (cảm giác tê bì trên da)
  • Hay đau nhức đầu và xương khớp
  • Đổ mồ hôi trộm (nhất là vào ban đêm)
  • Đánh trống ngực
  • Khó ngủ, ngủ không yên giấc
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên
  • Khó đi tiểu
  • Khô rát âm đạo
  • Suy giảm ham muốn tình dục

Nên làm gì để điều hòa kinh nguyệt khi bạn bước qua tuổi trung niên?

Không như những phụ nữ trẻ tuổi, phụ nữ 40 ít lo ngại hơn về vấn đề sinh nở. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác về sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Do đó, để đối phó với tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi trung niên, thì các chị em phụ nữ cần lắng nghe những lời khuyên sau:

Cân bằng tâm lý

Các chị em cần điều chỉnh giữa công việc và nghỉ ngơi để giữ tinh thần vui vẻ, tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress, ảnh hưởng tới kinh nguyệt ( Xem chi tiết Tại sao stress lại làm rối loạn kinh nguyệt?). Nếu có tâm sự hay lo lắng hãy chia sẻ với người thân hay bạn bè để giảm bớt suy nghĩ tiêu cực, giúp tinh thần lạc quan hơn.

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Tránh ăn thực phẩm gây lạnh bụng vì có thể làm cơn đau trầm trọng hơn. Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Nên uống nhiều nước ấm, ăn nhiều thịt nạc, ngũ cốc, rau quả xanh, tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác (Xem thêm: Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn những thực phẩm nào?).

Vệ sinh vùng kín đúng cách

  • Rửa sạch vùng kín hằng ngày với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để loại bỏ mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Không ngâm mình, tắm bồn quá lâu.
  • Khi đại tiểu tiện thì nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn có điều kiện lây ngược về phía âm đạo, chọn lựa loại giấy vệ sinh an toàn, không hương liệu tổng hợp.
  • Đến chu kỳ kinh nguyệt, cần thường xuyên thay băng vệ sinh và rửa vùng kín trong ngày, chỉ nên dùng băng vệ sinh hằng ngày vào cuối chu kỳ.
  • Mặc đồ lót có chất liệu mềm, co giãn tốt, phải giặt thường xuyên và phơi khô, tránh để trong môi trường ẩm mốc.

Quan trọng hơn, các chị em nên chủ động khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sàng lọc các vấn đề sức khỏe bất thường giúp xác định rõ nguyên nhân và có phương hướng điều trị kịp thời và đúng cách.

Có thể bạn muốn biết

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận