Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai

31 Tháng Ba, 2020
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp được rất nhiều chị em áp dụng. Biện pháp này lại thường mang lại tác dụng phụ như rong kinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không? Cách xử lý ra sao? Cùng Dạ Hương tìm hiểu ngay nhé!

Đặt vòng tránh thai – Phương pháp phổ biến nhiều chị em lựa chọn

Đối với phụ nữ xưa, tránh thai là một vấn đề khó khăn. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại thì việc tránh thai đã trở nên dễ dàng hơn. Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp được hội chị em ưa chuộng. 

Đặt vòng – Phương pháp tránh thai phổ biến nhất của phụ nữ Việt.

Đặt vòng tránh thai là gì?

Đó là cách sử dụng dụng cụ gọi là vòng tránh thai đặt vào trong tử cung của người phụ nữ. Dụng cụ này được làm bằng nhựa, có chứa nội tiết tố progesteron tổng hợp. Chất này còn được gọi là levonorgestrel. Cụ thể cơ chế tác động của vòng tránh thai như sau: 

  • Vòng tránh thai sẽ khiến dịch nhầy ở cổ tử cung đặc quánh lại. Lúc này tinh trùng gần như không có cơ hội đi vào trong tiếp xúc với trứng để thụ thai. 
  • Làm mỏng lớp niêm mạc tử cung: Trong trường hợp nếu trứng vẫn được thụ tinh, thì vòng tránh thai sẽ làm mỏng lớp nội mạc tử cung. (Đây là nơi trứng đã được thụ tinh bám dính và làm tổ). Nếu lớp lót của tử cung mỏng đi thì trứng sẽ không bám vào được.
  • Ngăn trứng rụng: Chất levonorgestrel được phóng thích từ vòng tránh thai sẽ ngăn trứng rụng. Trứng không rụng thì không thể xảy ra quá trình thụ tinh và mang thai. 
  • Tốc độ phóng thích ban đầu của levonorgestrel mỗi ngày vào buồng tử cung là 20μg và sau 5 năm sẽ giảm xuống còn khoảng 11μg/ngày.

Các loại vòng tránh thai phổ biến hiện nay

Hiện tại có 4 loại vòng tránh thai nội tiết phổ biến, chúng đều chứa cùng một lượng hormone nhưng thời hạn sử dụng sẽ khác nhau

  • Vòng tránh thai Mirena – lên đến 7 năm
  • Vòng tránh thai Liletta – lên đến 7 năm
  • Vòng tránh thai Kyleena – lên đến 5 năm
  • Vòng tránh thai Skyla – lên đến 3 năm

Các loại vòng tránh thai có hàm lượng levonorgestrel càng cao thì hạn sử dụng càng dài. Theo nghiên cứu phương pháp này mang lại hiệu quả tránh thai tới 99%. Thời gian đặt vòng trung bình từ 5 – 10 năm liên tục. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho hiệu quả ngay sau khi đặt vòng. Tuy nhiên nó không thể giúp chị em phòng tránh các bệnh đường tình dục. Rong kinh cũng là tác dụng phụ khá thường gặp khi đặt vòng tránh thai. 

Các loại vòng tránh thai phổ biến hiện nay.

Nhận biết rong kinh do đặt vòng tránh thai

Với các chị em có chu kỳ kinh ổn định, dấu hiệu rối loạn do đặt vòng rất dễ nhận biết. Nhưng với các chị em bình thường chu kỳ không đều thì có thể dựa vào nhiều dấu hiệu cùng lúc mới nhận ra được. Các dấu hiệu có thể dựa vào để nhận biết tình trạng này như: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Chu kỳ kéo dài hơn 32 ngày hoặc ít hơn 28 ngày. 
  • Lượng máu kinh âm đạo ra nhiều. Tổng lượng máu ra ngày có kinh nhiều hơn 40 – 50ml
  • Máu kinh ra dai dẳng nhiều hơn 7 – 10 ngày. Máu kinh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong tháng, không theo chu kỳ. 
  • Vô kinh – mất kinh cũng được coi là rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng.
  • Xuất hiện cục máu đông bất thường lẫn trong máu kinh
  • Nhiều khí hư, màu vàng sậm, xanh như mủ hoặc nâu kèm mùi hôi khó chịu
  • Đau bụng dưới âm ỉ kéo dài, đau khi quan hệ tình dục, đau mỏi lưng.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, có thể do bị mất một lượng máu kinh quá nhiều.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai

Theo các chuyên gia y tế, vòng tránh thai ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh. Rong kinh là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất. Tùy theo cơ địa của từng người mà thời gian để đảo lộn kinh nguyệt có thể khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai như sau:

  • Mất cân bằng hormone nội tiết. Vòng tránh thai sau khi đặt vào trong tử cung sẽ làm cho các hormone nội tiết mất cân bằng. 
  • Cơ địa không phù hợp đặt vòng tránh thai. Niêm mạc tử cung có thể bị viêm khi tiếp xúc với vòng tránh thai. Lớp niêm mạc bong tróc chậm cũng khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt. 
  • Màng tử cung bị chèn ép, bào mòn khi đặt vòng. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây rong kinh, trễ kinh….
  • Lớp niêm mạc tử cung có thể bị dày quá mức khi đặt vòng. Lúc đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị thay đổi đáng kể. 
  • Rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai cũng có thể là do vòng đặt sai vị trí. Nhiều trường hợp đặt vòng bị lệch hoặc tuột vòng. 
  • Vòng tránh thai kém chất lượng cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Không kiêng cữ, nghỉ ngơi đầy đủ sau khi đặt vòng. Cơ thể không được nghỉ ngơi, stress khi nội tiết thay đổi đáng kể như vậy cũng có thể dẫn tới rong kinh. 
Rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai.

Rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không? 

Đa số các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai chỉ là tạm thời. Sau một thời gian cơ thể thích nghi với vòng, chu kỳ sẽ bình thường trở lại. Dù vậy, vẫn có trường hợp rong kinh gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Khi các dấu hiệu rong kinh kéo dài quá mức thì có thể dẫn đến các tác động xấu như: 

  • Mất máu nhiều trong thời gian dài. Chị em có thể bị thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi. Về lâu dài, cơ thể có thể bị suy nhược, mất sức. 
  • Sinh hoạt hàng ngày của chị em sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Cảm giác khó chịu, bất tiện có thể đeo bám cả ngày lẫn đêm.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh phổ biến như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Nếu như không được điều trị kịp thời thì các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.

Cần làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng. Chị em có thể tham khảo một số cách phổ biến theo y học hiện đại và cổ truyền sau đây:

  • Điều trị bằng thuốc tây y: Một số loại thuốc thông dụng như axit tranexamic, ibuprofen hoặc naproxen, thuốc tránh thai, thuốc progesterone… Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để nhanh chóng cầm máu kinh và đưa chu kỳ của chị em trở lại bình thường.
  • Điều trị bằng thuốc dân gian: một số loại thảo dược dễ kiếm như cỏ mực, cỏ nhọ nồi, ngải cứu có thể cải thiện tốt tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Dù lựa chọn điều trị bằng thuốc đông y hay tây y thì chị em cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu tình trạng rong kinh do đặt vòng tránh thai kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt thì có thể cân nhắc tháo vòng.

Thăm khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất để xử lý những rắc rối do đặt vòng gây ra.

Nên làm gì để đặt vòng tránh thai an toàn?

Mặc dù đa số tình trạng rối loạn kinh nguyệt do đặt vòng tránh thai là tạm thời nhưng chị em phụ nữ vẫn nên chú ý chăm sóc cơ thể cẩn thận vào giai đoạn đầu sau khi đặt vòng. Những lưu ý sau đây có thể giúp giảm bớt những tác động xấu do vòng tránh thai gây ra cho cơ thể. 

Lưu ý trước khi đặt vòng tránh thai

  • Phụ nữ cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của chuyên gia y tế để cân nhắc lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp nhất với mình.
  • Thực hiện thủ thuật đặt vòng tại bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín, bác sĩ làm việc chuyên nghiệp, tận tình.
  • Không được đặt vòng tránh thai khi đang có bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề vệ sinh vùng kín, sử dụng thuốc và kiêng kị sau đặt vòng, để đảm bảo dụng cụ này hoạt động tốt, phát huy hiệu quả tránh thai tốt nhất.

Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

  • Cả vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai bằng đồng đều có thể gây ra đôi chút khó chịu cho phụ nữ ở thời điểm bác sĩ đặt nó vào tử cung của họ.
  • Nhiều người có thể cảm thấy hơi đau, chảy ít máu hoặc chóng mặt ngay sau khi được đặt vòng tránh thai. Nếu những triệu chứng này kéo dài quá 30 phút thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
  • Một số ít trường hợp, tử cung không phù hợp với vòng tránh thai. Thiết bị này có thể trượt khỏi tử cung hoặc làm tổn thương thành tử cung. Nếu xảy ra điều đó thì cần phải tháo ra ngoài. Phụ nữ nên lựa chọn phương pháp tránh thai khác.
  • Mặc dù rất hiếm, nhưng có thể xảy ra nguy cơ mang thai ngoài tử cung và nhiễm trùng sau khi đặt vòng.
  • Sau khi đặt vòng tránh thai, cần chú ý cách vệ sinh vùng kín hằng ngày sạch sẽ, phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Tránh quan hệ vợ chồng ít nhất 2 tuần kể từ khi đặt vòng.
  • Tái khám định kỳ đúng hẹn của bác sĩ để kiểm tra sự hoạt động bình thường của vòng tránh thai.

1 số tình trạng khi đặt vòng tránh thai có thể gặp phải.

  • Ra nhiều máu trong chu kỳ, thời gian kéo dài quá 6 tháng từ lúc đặt vòng.
  • Bị đau khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi (dấu hiệu viêm nhiễm)
  • Có triệu chứng giống như mang thai
  • Bị đau bụng kéo dài
  • đau bụng
  • Sốt và ớn lạnh (dấu hiệu của nhiễm trùng)

Có thể bạn muốn biết:

Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận