Viêm nhiễm phụ khoa

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa

29 Tháng Một, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai thường không có triệu chứng rõ ràng. Chính điều này khiến nhiều chị em lơ là khiến bệnh thêm nặng làm giảm cơ hội mang thai của nhiều phụ nữ. Vậy phụ nữ mang thai nên làm gì khi nhiễm nấm âm đạo?

Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ (từ 15 đến 44 tuổi). Bệnh gây ra tình trạng ngứa vùng kín, ra nhiều dịch tiết, khí hư bất thường,… Nếu nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai không được điều trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé.

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vùng kín khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi. Nồng độ hormone estrogen và progesterone của tăng lên. Điều này kéo theo những thay đổi :

  • Sung huyết, phì đại niêm mạc âm đạo.
  • Phì đại và tăng sinh tế bào tuyến cổ tử cung.
  • Thay đổi pH âm đạo.
  • Giảm số lượng tế bào lympho B. 

Tuy nhiên, những thay đổi này đều mang tới lợi ích cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh ở vùng kín cũng như các vi khuẩn kỵ khí khác. Chính sự thay đổi này khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo. Triệu chứng thường thấy khi nhiễm khuẩn là ngứa ngáy, ẩm ướt, mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng khiến phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn âm đạo.

Nguyên nhân do nấm Candida

Candida là loại nấm phổ biến có bên trong âm đạo. Trong điều kiện pH thông thường, chúng hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên trong thời kỳ mang thai, môi trường pH âm đạo thay đổi, loại nấm này có điều kiện sinh sôi, phát triển mạnh hơn và gây ra viêm nhiễm.

Viêm âm đạo hay nhiễm trùng âm đạo do nấm Candida không nguy hiểm và không khó điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ tái phát. Nếu để kéo dài, nấm vẫn còn trong âm đạo, khi sinh thường qua đường âm đạo, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm da, viêm phổi. 

Nguyên nhân do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Loại vi khuẩn này rất thường gặp ở vùng kín của những phụ nữ mang thai. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn BV. Khi nhiễm loại khuẩn này, các sản phụ thường có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nước ối, vỡ ối sớm. Ngoài ra, nguy cơ sinh non và sảy thai chiếm tỷ lệ cao hơn khi sản phụ mắc bệnh do BV gây ra. 

Chính vì vậy, khi mang thai, các mẹ cần chú ý với vấn đề vệ sinh vùng kín cũng như thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Từ đó có những phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Nguyên nhân do lậu cầu

Lậu cầu là một trong những nguyên nhân khiến các sản phụ tiểu giắt, tiểu đục có mủ, huyết trắng có mùi khó chịu… Cũng như các nguyên nhân do vi khuẩn khác, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nguy cơ sinh non và sảy thai có thể tăng lên 8% so với các bà mẹ không bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra từ âm đạo của bà mẹ bị nhiễm khuẩn sẽ có nguy cơ cao giảm thị lực, viêm phổi hoặc viêm da.

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai hường gặp nhất là 2 giai đoạn: Giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự bất thường của vi khuẩn bên trong âm đạo có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.

Không những vậy, các nhà khoa học tại đại học Aarhus ở Đan Mạch phát hiện ra, nhiễm khuẩn âm đạo còn ảnh hưởng xấu đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Họ khuyến cáo phái nữ nên được sàng lọc tình trạng viêm nhiễm này trước khi thụ thai.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 130 phụ nữ trải qua quá trình thực hiện IVF. Mục đích của nghiên cứu là đo lường nồng độ vi khuẩn ở “cô bé”. Và xem xét tới khả năng tác động của những vi khuẩn này lên thai nhi. Kết quả chứng minh rằng: “Những vi sinh vật bất thường trong âm đạo chiếm 9% và chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ có thai khi thực hiện IVF”.

Như vậy, có thể khẳng định nhiễm khuẩn vùng kín ở bà bầu không quá nguy hiểm. Nó được cho là nguy hiểm khi phát hiện bệnh ở gần cuối thai kỳ.

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có chữa được không?
Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có chữa được không?

Cách phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn âm đạo ở bà bầu

Phụ nữ mang thai cần biết các cách phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo đơn giản dưới đây để chủ động trong việc chăm sóc sức khoẻ vùng kín. Bên cạnh đó, chị em nào đang bị nhiễm khuẩn vùng kín cũng nên ghi nhớ vài điểm quan trọng trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng nước rửa phụ khoa chuyên dụng.
  • Tuyệt đối không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
  • Lau khô vùng kín bằng khăn mềm từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn). Không thực hiện ngược lại.
  • Chọn đồ lót lcó khả năng thấm hút tốt, co giãn tạo sự thoáng mát, thoải mái.
  • Không dùng dung dịch, xà phòng có độ pH cao hơn 4,5.
  • Thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
  • Hạn ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng tiết dịch ở âm đạo.
  • Kiêng quan hệ tình dục một cách nghiêm túc khi mắc bệnh phụ khoa.
  • Không tự chẩn đoán bệnh, tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn âm đạo an toàn, hiệu quả

Trước khi điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, các sản phụ cần được thăm khám bởi bác sỹ chuyên môn. Việc này giúp xác định nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn âm đạo. Cũng như loại vi khuẩn chính gây ra viêm nhiễm tại đây.

Một số cách điều trị được khuyến cáo bởi bác sĩ sản khoa như: đặt thuốc và uống thuốc. Bên cạnh đó, tuỳ vào thể trạng sức khoẻ, mức độ phát triển của bệnh cũng như khả năng khỏi bệnh nhanh hay lâu, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng kết hợp thuốc xịt vùng kín.

Đặt thuốc vào âm đạo có tác dụng điều trị tại chỗ. Thuốc giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm men. Đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm như hết ngứa, dịch tiết ổn định hơn. Đối với việc sử dụng thuốc uống sẽ cho tác dụng toàn thân. Uống thuốc sẽ làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên cần nhiều thời gian để đạt hiệu quả. Cũng có thể sử dụng kết hợp cả đặt thuốc âm đạo lẫn uống thuốc. 

Sử dụng Dạ Hương cho phụ nữ nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai

Dạ Hương sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện và quen thuộc như Muối, cúc La Mã, Tinh chất bạc hà, các thảo dược tạo hương thơm mát, bổ sung thêm acid lactic và vitamin E giúp làm sạch dịu nhẹ, dưỡng da, khử mùi và đặc biệt an toàn cho sức khỏe. Với hành trình gần 20 năm chăm sóc sức khoẻ vùng kín nữ, Dạ Hương giúp hàng triệu phụ nữ thêm khỏe mạnh, tự tin và hấp dẫn hơn trong cuộc sống.

Dạ Hương pharma Total Care

Đây là dòng sản phẩm mới được khuyên dùng với phụ nữ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Với thành phần Bioecolia và Bisabolol giúp cân bằng hệ vi sinh vật vùng kín. Đồng thời giúp kháng viêm, khử mùi hiệu quả, giảm ngứa, giảm kích ứng hiệu quả. Nhờ đó tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

Ngoài ra, Dạ Hương Total Care (chăm sóc toàn diện) giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, ngăn mùi đồng thời duy trì độ ẩm tự nhiên cho vùng kín luôn sáng sạch, mềm mịn. Dạ Hương Pharma Total Care đặc biệt an toàn, không gây khô rát, phù hợp cho phụ nữ có thai, sau sinh. Sử dụng phối hợp trong các phác đồ điều trị viêm nhiễm phụ khoa để đạt hiệu quả.

Khuyên dùng Dạ Hương pharma total care cho bà bầu bị nhiễm khuẩn vùng kín
Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có chữa được không?

Dạ Hương Moistuzing (Dưỡng Ẩm) và Dạ Hương truyền thống

Với tinh chất hoa hồng Bulgaria, Dạ Hương Pharma dưỡng ẩm giúp tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm tự nhiên cho da vùng kín. Bên cạnh đó, chiết xuất dâu tằm, collagen và vitamin B3 giúp giảm tác động của lão hóa. 

Dạ Hương truyền thống hiện đã có mặt trên thị trường với 3 mùi khác nhau:

  • Dạ Hương Trà Xanh (Chiết xuất lá chè xanh tươi)
  • Dạ Hương Tím (Mùi hoa Lavender)
  • Dạ Hương Xanh (Chiết xuất Lô hội)

Dòng truyền thống có tác dụng vệ sinh vùng kín hằng ngày. Đặc biệt trong những ngày huyết trắng tiết nhiều, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén. Dạ Hương góp phần duy trì cân bằng sinh lý vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa. Đây cũng là một trong số ít những sản phẩm vệ sinh vùng kín nữ có thể kết hợp trong các phác đồ điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã phần nào giúp các sản phụ hiểu hơn về “cô bé”. Cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc vùng kín. Phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn âm đạo có cách điều trị bệnh đúng đắn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo. Mỗi cơ địa, mỗi mức độ nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Không tự ý chẩn đoán và dùng thuốc điều trị khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa.

 

 

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận