Ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa tại nhà

15 Tháng Mười Một, 2018
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Ngứa vùng kín khi mang thai có thể xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Triệu chứng này có gây khó chịu trong sinh hoạt không? Có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không? Cùng tìm hiểu các trị ngứa trong bài viết này. 

Hiện tại chưa có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ phụ nữ mang bầu bị ngứa vùng kín. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, ngứa vùng kín không được điều trị sớm có thể phát triển thành bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang bầu

Nội tiết tố estrogen thay đổi

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen thay đổi dẫn đến vùng kín của mẹ bầu bị khô, môi trường pH âm đạo bị ảnh hưởng. Hơn nữa, khi thai nhi hình thành và phát triển, cơ thể mẹ tiết nhiều dịch nhầy và mồ hôi hơn. Điều này khiến khu vực xung quanh âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. 

Vệ sinh vùng kín sai cách

Vệ sinh vùng kín là phương pháp đơn giản nhất để phòng tránh viêm nhiễm, ngứa ngáy. Việc này nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần. Khi vệ sinh vùng kín sai cách khiến “cô bé” nhạy cảm hơn, dễ tổn thương hơn. Một số sai lầm trong vệ sinh vùng kín như dùng DDVS có độ pH cao, rửa vùng kín bằng sữa tắm…

Chính điều này gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường âm đạo, pH thay đổi, “cô bé” thiếu ẩm dẫn đến ngứa ngáy. Thậm chí, nhiều trường hợp đau rất và nổi mụn đỏ.

Bà bầu bị ngứa vùng kín do mắc bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa thường phát hiện trong quá trình mang bầu được cho là lý do khiến mẹ bầu ngứa ngáy ở vùng nhạy cảm. 

  • Viêm âm đạo: Bệnh này xảy ra là do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường là tình trạng ngứa ngáy kéo dài. Một số trường hợp còn kèm theo sưng đỏ, nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Triệu chứng này xảy ra do vi khuẩn E.Coli tấn công gây ngứa và đau rát vùng kín. Đặc biệt, tình trạng đau cảm nhận rõ hơn khi bà bầu đi tiểu tiện.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn hoặc với nhiều đối tác có thể nhiễm bệnh lậu, giang mai, mụn cóc tinh dục, nấm… Những bệnh đường tình dục này khiến “cô bé” ngứa rất, âm ỉ kéo dài, thậm chí đau buốt khi tiểu tiện. 
  • Rận mu: Ngứa lông mu vùng kín khả năng cao là do rận mu gây ra. Bệnh có thể lây lan tới các mép, môi của âm đạo. Mẹ bầu cần thận trọng với căn bệnh này.

Nguyên nhân khác gây ngứa vùng kín

  • Vệ sinh vùng kín sai cách: rửa không sạch, không lau khô, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt,…
  • Dị ứng với thành phần trong sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ. 
  • Mặc đồ lót chật, nóng, bí. 

Đây là nhóm nguyên nhân không mấy nguy hiểm. Các chị em chỉ cần chú ý quan tâm với sức khỏe vùng kín hơn là có thể cải thiện ngay tình trạng ngứa. Nếu tình trạng ngứa ở vùng tam giác mật không thuyên giảm, hoặc có biểu hiện nặng hơn. Mẹ bầu cần nhanh chóng tới thăm khám để có phương án điều trị phù hợp.

Triệu chứng mẹ bầu bị ngứa vùng kín

Bị ngứa vùng kín khi mang bầu có triệu chứng dễ thấy như:

  • Nóng rát ở cơ quan sinh dục.
  • Ra nhiều khí hư bất thường. Số lượng nhiều hơn, màu bị thay đổi như màu vàng, màu xanh. Hoặc có thể có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Rối loạn tiểu tiện. Chẳng hạn như tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt.
  • Vùng cơ quan sinh dục có mùi hôi, mùi chua.
  • Có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, rét run.

Bà bầu bị ngứa vùng kín, ngứa âm đạo có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa vùng kín ở bà bầu không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Một số tác hại mà triệu chứng ngứa âm đạo gây ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như sau:

  • Cảm thấy khó chịu, bứt rứt luôn trực chờ. Tâm lý của mẹ bầu bất ổn, mệt mỏi và chán nản. Do đó, thai nhi sẽ bị thiếu chất do mẹ chán ăn, kiệt sức.
  • Nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối do các bệnh phụ khoa gây lên, trẻ khi ra đời sẽ dễ mắc bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh đường hô hấp, thị giác… 
  • Khi mẹ bầu điều trị ngứa vùng kín bằng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, xương và não bộ của con. 

Chính vì vậy, không nên coi thường triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai. Nhiều chị em vẫn nghĩ đây là biểu hiện bình thường nên không mấy quan tâm. Chính sai lầm này gây tác động tiêu cực đến cơ thể mẹ cũng như sức khỏe của thai nhi.

5 cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà cực dễ

Ngăn ngứa vùng kín bằng cây thì là

Trong cây thì là là chứa chất chống nấm tự nhiên. Chất này có thể làm giảm hoặc làm biến mất hoàn toàn các triệu chứng ngứa, viêm âm đạo. Cách làm rất đơn giản, lấy 1 ít cây thì là rửa sạch, pha loãng với nước ấm. Sau đó uống mỗi ngày cho đến khi dấu hiệu ngứa âm đạo khi mang thai khỏi hẳn. 

Ngoài ra, cũng có thể nghiền một ít hạt thì là sau đó trộn với mật ông rồi thoa lên vùng kín. Massage nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện như vậy mỗi ngày một lần cho tới khi tình trạng ngứa vùng kín của bà bầu chấm dứt.

Nha đam giảm nngứa vùng kín khi mang thai

Nha đam là một trong những thực phẩm có nhiều công dụng làm đẹp. Nha đam giúp làm dịu mát cho làn da đang sưng tấy, giảm ngứa hiệu quả. Đặc biệt, thành phần của cây lô hội chứa nhiều vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa giúp vùng da âm đạo hồng hào, khỏe mạnh hơn.

Chọn 1  cành nha đam bánh tẻ, rửa sạch và để ráo nước. Gọt  vỏ là giữ lại bỏ phần ruột phía trong. Bạn có thể xay nhuyễn hoặc thái lát mỏng đặt lên vùng kín. Nhất là những vị trí ngứa, sưng đỏ. Giữ khoảng 5-7 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Các tinh chất trong cây lô họi giúp làm dịu nhẹ và loại bỏ cảm giác ngứa nhanh chóng. Một số lưu ý quan trọng khi dùng cây nha đam trị ngứa vùng kín khi mang thai:

  • Không dùng phần vỏ xanh vì nhựa của chúng gây ngứa, kích ứng.
  • Gọt thật sâu để loại bỏ phần nhựa ở giữa vỏ và ruột nha đam.
  • Trước khi sử dụng cây lô hội để trị ngứa, chị em nên cẩn thận bôi lên tay trước xem có phù hợp không.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Lá trầu không có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và sát trùng rất tốt. Nhờ đó, loại lá này có tác dụng giảm mụn, giảm ngứa và đánh bay mùi hôi vùng kín hiệu quả. Tinh chất trong lá trầu không có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây hại. Nhờ đó, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa một cách an toàn.

Trong quá trình mang thai, vùng kín của bà bầu luôn ẩm ướt do dịch tiết nhiều. Lá trầu không mang đến cảm giác khô thoáng, sạch thơm, không ngứa ngáy khó chịu. Cách dùng lá trầu trị ngứa âm đạo khi mang thai như sau:

  • Bước 1: Lấy lá trầu không đã chuẩn bị rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Đem đun lá trầu cùng với nước đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Pha nước thành hỗn hợp hơi ấm và sử dụng rửa vùng kín.
  • Duy trì 2 – 3 lần/1 tuần áp dụng cách này sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Lưu ý nên chọn lá trầu bánh tẻ sẽ cho lượng tinh chất nhiều nhất và chị em nên rửa thật sạch, chọn nguồn nguyên liệu an toàn trước khi sử dụng.

Dùng kem bôi trị ngứa vùng tam giác mật

Kem bôi trị viêm âm đạo có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Nếu dấu hiệu ngứa âm đạo khi mang thai vẫn xảy ra liên tục, chị em nên tham khảo loại kem bôi giúp làm mềm vùng kín. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát xảy ra. Khi bôi, nên bôi với lượng vừa đủ, bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa.

Trị ngứa vùng kín bằng tỏi

Tỏi có thể giúp làm giảm các triệu chứng và điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Bà bầu có thể dùng tỏi để chữa trị viêm âm đạo bằng cách ăn khoảng 3 – 4 nhánh tỏi tươi hàng ngày. Tuy nhiên, phải kiên trì trong khoảng 1 tháng thì viêm âm đạo bà bầu mới có thể khỏi được.

Cách phòng tránh cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối

  • Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Do đó bà bầu nên rửa vùng kín hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để giảm bớt mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Không sử dụng các dung dịch lạ, thuốc mỡ hay nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.
  • Sau khi đại tiểu tiện cần lau vùng kín với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, nếu có hãy sử dụng các biện pháp tình dục an toàn.
  • Thay đồ lót thường xuyên nhất là những khi vận động nhiều, chất liệu đồ lót và trang phục mặc hằng ngày nên thoáng mát và thấm hút tốt.
  • Giai đoạn mang thai máu tăng cường lưu thông và dồn về phía tử cung vì vậy không nên cạo sạch lông ở khu vực này. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau rát hơn bình thường. Không những vậy lông sau khi mọc lại có thể gây ngứa và viêm chân lông.
guest
12 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tran que xinh
Tran que xinh
5 năm trước

E mang thai thang thu4 .e moi bi ngua vung kin hom nay.xin cho e hoi co duoc xai dung dich da huong ko?e ca

admin
admin
5 năm trước
Trả lời  Tran que xinh

Chào bạn!
Dung dịch phụ nữ Dạ Hương an toàn với bà bầu, do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng để rửa ngoài vùng kín trong suốt thai kỳ và cả sau sinh để phòng ngừa viêm nhiễm, giúp vùng kín thoáng sạch hơn.
Chúc bạn khỏe!

Hoa
Hoa
4 năm trước

E có bầu mà bị viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến e be kg vậy bác sĩ. Tư vấn giúp e với ạ

admin
admin
4 năm trước
Trả lời  Hoa

Chào bạn!
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa là các bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, cụ thể như: nhiễm trùng âm hộ, âm đạo…Việc điều trị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai gặp nhiều khó khăn do cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc. Hơn nữa, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và mùi hôi do viêm nhiễm khiến cho việc mang bầu vốn rất mệt mỏi lại trở nên căng thẳng hơn.

Âm đạo không phải môi trường vô khuẩn mà là một hệ cân bằng động của hàng triệu vi khuẩn (bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn). Âm đạo cũng là môi trường ký sinh lý tưởng của một số loại nấm như Candida, trùng roi, tạp khuẩn… Một sự thật mà nhiều mẹ không biết rằng những vi khuẩn đầu tiên trẻ sơ sinh tiếp xúc chính là vi khuẩn, vi nấm từ âm đạo của mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra một số tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh như tưa lưỡi, viêm da, bệnh đường hô hấp… nếu sinh thường.Đáng chú ý, một số loại vi khuẩn nguy hiểm từ vùng viêm nhiễm của người mẹ có thể lây lan sang cho con ngay trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, ngăn ngừa viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai là việc cần thiết và quan trọng để bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ.
Nếu bà mẹ mang thai đang mắc bệnh viêm phụ khoa thì lời khuyên là nên sinh con bằng phương pháp mổ, bạn nên đến bệnh viện để được theo dõi tình hình của bản thân, các chuyên gia y tế tại đó sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp để đảm bảo sự phát triển bình thường của bé cũng như sức khỏe của mẹ.
Thân ái!

Nguyễn Nhung
Nguyễn Nhung
1 năm trước

E mang thai tháng thứ 4 và bị ngứa vùng kín , có khám ở bv và bs bảo e bị nấm ,có cho thuốc đặc vùng kín Fluomizin 6 ngày mỗi ngày 1v trc khi ngủ , e đặc 6 ngày rồi mà vẫn ko hết , e có thể mua thêm và đặc đến khi hết ko ạ , mong bs tl e ạ , e cảm ơn nhiều ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Nguyễn Nhung

Chào chị,Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải… Chị nên tới cơ sở đã thăm khám để kiểm tra lại xem tình trạng hiện tại chị nhé.
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Trần Thị Thúy liễu
Trần Thị Thúy liễu
1 năm trước

E dang dung dvss lactacyd cho e hỏi có ảnh hưởng tới thai nhi k ạ .e bị ngứa dc 3 ngày rồi ạ.cam ơn bs ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước

Chào chị, bên công ty là sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sử dụng an toàn với mẹ bầu và sau sinh ạ.
Sản phẩm ddvs lactacyd bên công ty không phân phối, chị nên hỏi tới nhà phân phối sản phẩm để nhận thêm thông tin chị nhé.
Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Thương
Thương
1 năm trước

Em bầu hơn 5 tháng mà bị ngứa và sưng ở vùng kín đc 4 ngày e có rửa bằng nước chè xanh và 2 loại lá kết hợp các chị mắch bảo nhưng chỉ đỡ ngứa một tí thôi vẫn thấy sưng
Bs chỉ cách cho em với ạ e xin cảm ơn

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Thương

Chào chị, Ngứa vùng kín là một biểu hiện thường gặp của phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh vùng kín chưa đảm bảo hoặc dị ứng với các yếu tố như: xà phòng, sữa tắm, quần lót, bột giặt, nước xả vải…
Để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước hết cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (nếu có) và vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh Dạ Hương, thay quần lót thường xuyên. Đặc biệt những ngày có kinh nguyệt phải thay băng sau 4-6 giờ, ko để quá lâu dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy cho vùng kín.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Huyền
Huyền
1 năm trước

Có bầu bị ngứa vùng kín có dùng đc viên đặt moonlok o ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Huyền

Chào chị, mang thai chị nên tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra , rõ nguyên nhân và có hướng dẫn sử dụng các dòng phù hợp với người đang mang thai.
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!