Vệ sinh vùng kín

Vệ sinh thế nào để duy trì độ ẩm vùng kín tự nhiên?

29 Tháng Một, 2021
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Việc duy trì độ ẩm vùng kín luôn là điều mà bất kỳ cô nàng cũng cần biết. Nếu độ pH vùng kín dưới 7 là axit, trong khi độ pH trên 7 là kiềm. Còn đối với âm đạo – độ pH bình thường là dưới 4.5 Nếu độ ẩm vùng kín càng thấp, môi trường âm đạo có tính axit cao.

Độ ẩm vùng kín (độ pH vùng kín) là gì?

Trong hóa học, độ pH được biết đến như thước đo để đánh giá một chất thuộc tính kiềm hay axit. Thang đo pH thường trong mức 0 -14. Nếu độ pH <7, chứng tỏ chất đó có tính axit. Ngược lại nếu pH >7 sẽ được xếp vào nhóm kiềm.

Độ pH âm đạo chính là độ ẩm vùng kín. Chỉ số cũng được thử bằng thước đo này để biết tình trạng sức khỏe của cô bé. Đối với những người phụ nữ khỏe mạnh, độ pH nằm trong khoảng từ 3.8 – 4.5. Tuy nhiên, độ pH sẽ tùy thuộc vào độ tuổi mà có sự khác nhau:

  • Ở độ tuổi sinh sản từ 15 – 49 tuổi, độ ẩm vùng kín sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 5.
  • Đối với những bạn chưa có kinh nguyệt hoặc phụ nữ thời kỳ mãn kinh, độ pH âm đạo sẽ thường lớn hơn mức 4.5 
Độ ẩm vùng kín (độ pH vùng kín) là gì?
Độ ẩm vùng kín (độ pH vùng kín) là gì?

Vai trò của độ ẩm vùng kín

Chỉ số pH có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe vùng kín ở nữ giới. Tính axit của âm đạo thường được ví như “hàng rào” giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm men gây bệnh. Từ đó giúp “cô bé” luôn khỏe mạnh và tự tin.

Nếu độ pH lớn hơn 4.5, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lúc này, vùng kín của bạn có thể mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phổ biến như viêm âm đạo hoặc các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục,…

Độ ẩm vùng kín cho biết sức khỏe sinh sản ở nữ giới
Độ ẩm vùng kín cho biết sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Độ ẩm vùng kín như nào là phù hợp? 

Như đã chia sẻ, độ ẩm vùng kín bình thường ở phụ nữ khỏe mạnh sẽ từ 3.8 – 4.5. Vùng kín khi này có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, sự thay đổi về độ pH bình thường sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giai đoạn sống.

Trong môi trường âm đạo sẽ tồn tại một hệ vi sinh vật. Bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Với loại vi khuẩn lactobacillus sẽ chiếm khoảng 50 – 80%. Nhiệm vụ chính của chúng là chuyển hóa  glycogen thành acid lactic. Acid lactic tạo nên tính acid trong môi trường âm đạo. Theo đó giúp duy trì vùng kín bình thường với độ pH từ 3.5 – 4.5.

Nguyên nhân gây mất cân bằng độ ẩm vùng kín 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mất cân bằng độ ẩm vùng kín:

  • Việc quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, an toàn. Tinh dịch có tính kiềm nên sẽ có khả năng làm gia tăng sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
  • Kháng sinh: Những loại thuốc này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, thuốc cũng loại bỏ những lợi khuẩn giúp duy trì độ ẩm vùng kín. Vùng kín mất đi tính axit và không còn khỏe mạnh như trước.
  • Thụt rửa quá sâu: Hiện nay, có đến khoảng 20% phụ nữ thường xuyên rửa sạch âm đạo bằng các loại hỗn hợp khác nhau. Các hỗn hợp có thể là như nước, giấm, baking soda hoặc iot,…Việc thụt rửa làm tăng độ pH tại âm đạo. Hành động này còn làm gia tăng sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Do đó, chỉ cần sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng vệ sinh bên ngoài để giúp cân bằng lại độ ẩm vùng kín.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt cũng có tính kiềm và làm tăng độ ph trong âm đạo lên cao. Kh máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào một tampon hoặc miếng đệm, chúng có thể làm gia tăng độ pH tại âm đạo. 
Dùng thuốc kháng sinh- Nguyên nhân gây mất cân bằng độ ẩm vùng kín 
Dùng thuốc kháng sinh- Nguyên nhân gây mất cân bằng độ ẩm vùng kín

Dấu hiệu của mất cân bằng độ ẩm âm đạo

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản của việc “cô bé” của bạn đang mất đi sự cân bằng vệ độ ẩm:

“Cô bé” đột nhiên xuất hiện mùi hôi hoặc tanh

Khi ở trạng thái bình thường, khí hư thường có màu trắng hoặc trong và hơi tạnh nhẹ. Nếu vùng kín bị tấn công bởi các vi khuẩn như nấm, virus, vi khuẩn,…sẽ dẫn đến một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhất định. Khi đó, các loại bệnh này sẽ thường biểu hiện ra ngoài qua màu, mùi cũng như trạng thái của khí hư cùng một vài triệu chứng khác. Cụ thể: 

  • Khí hư có mùi hôi thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu như: 
  • Khí hư có màu bất thường
  • Xuất hiện tình trạng ngứa rát vùng kín,…
  • Khí hư có mùi hôi, màu trắng, sánh đặc
  • Khí hư xuất hiện các lợn cợn như bã đậu
  • Khí có mùi hôi, hơi loãng, xuất hiện màu trắng hoặc vàng
  • Khí hư có mùi hôi, có màu trắng trắng xám
  • Tiết khí hư nhiều hơn bình thường,….
“Cô bé” đột nhiên xuất hiện mùi hôi hoặc tanh
“Cô bé” đột nhiên xuất hiện mùi hôi hoặc tanh

Xuất hiện chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh một cách bất thường

Nếu chị em thấy xuất hiện dịch có màu xanh một cách bất thường, hãy cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng âm đạo. Hoặc bạn đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Nếu thấy xuất hiện dịch tiết âm đạo màu xám bất thường, thì có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Bệnh do vi khuẩn phổ biến được gọi là nhiễm khuẩn âm đạo (BV) gây nên. Lúc này, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám chữa trị sớm nhất. 

Âm đạo xảy ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

Nếu độ ẩm ở cô bé không được cân bằng, rất có thể âm đạo của bạn sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân cho hiện tượng này có thể do:

  • Nấm Canadida
  • Trùng roi
  • Vi khuẩn 

Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể do viêm âm hộ gây nên. Những người thuộc độ tuổi từ 15 – 44 dễ bị viêm âm đạo. Nhiễm trùng sẽ xuất hiện khi có quá nhiều vi khuẩn tích tụ trong âm hộ dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ ẩm vùng kín, nhất là ở những người thường xuyên quan hệ tình dục. 

Viêm âm hộ thường không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Đau âm đạo
  • Ngứa ngáy âm đạo
  • Vùng kín xuất hiện mùi tanh,….
Âm đạo xảy ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
Âm đạo xảy ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

Nàng cảm thấy nóng rát mỗi khi đi tiểu

Khi nàng bất chợt cảm thấy nóng rát mỗi khi đi tiểu, đây có thể là nguyên nhân của viêm đường tiết niệu. Chính điều này đã khiến cô bé mất độ pH cân bằng vốn có. Niệu đạo của phụ nữ khá gần với hậu môn. Vì vậy,  các loại vi khuẩn dễ dàng có cơ hội xâm nhập, lây lan và gây viêm nhiễm. 

Nếu viêm đường tiết niệu, chị em sẽ cảm thấy khá đau buốt mỗi khi đi tiểu. Nếu nặng có thể thấy dịch chảy ra từ niệu đạo cùng cảm giác bóng rát. Khi xuất hiện tình trạng này, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời. 

Cách duy trì độ ẩm vùng kín

Dưới đây là một số cách duy trì độ pH âm đạo ở mức bình thường mà các nàng có thể tham khảo:

Giao hợp an toàn

Khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng các biện pháp an toàn và phổ biến nhất là bao cao su. Chúng không chỉ giống như một hàng rào bảo vệ bạn khỏi STD mà còn ngăn chặn tinh dịch kiềm phá vỡ độ ẩm tại âm đạo.

Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ để không ảnh hưởng đến độ pH vùng kín
Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ để không ảnh hưởng đến độ pH vùng kín

Bổ sung lợi khuẩn

Các chuyên gia khuyến khích, bệnh nhân nên thường xuyên uống các loại men vi sinh để giúp phục hồi, cân bằng lợi khuẩn trong cơ thể của mình. Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, các bạn cũng cần bổ ăn thêm sữa chua để cung cấp thêm lượng lợi khuẩn có lợi, đặc biệt là lợi khuẩn Lactobacillus cho “cô bé” nói riêng và cơ thể nói chung. 

Bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua để cân bằng pH “cô bé”

Không thực hiện thụt rửa sâu

Việc thụt rửa sâu sẽ làm tăng mức độ pH trong âm đạo và khiến vùng kín của bạn ngày càng trở nên nhạy cảm hơn. Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, thói quen thụt rửa sâu âm đạo rất dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm. Âm đạo tự nhiên cũng có khả năng tự làm sạch. Do đó, bạn chỉ nên rửa bên ngoài âm đạo nhẹ nhàng cùng nước khi tắm. Tốt hơn hết là sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng đã được kiểm định chất lượng an toàn, mức độ lành tính cho vùng kín.

Không thụt rửa vùng kín quá sâu vì dễ gây viêm nhiễm phụ khoa
Không thụt rửa vùng kín quá sâu vì dễ gây viêm nhiễm phụ khoa

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Nhiều chị em thường có thói quen đeo băng vệ sinh quá lâu, điều này có thể làm tăng Ph âm đạo do độ ph máu thường cao hơn pH âm đạo. Do đó, bạn nên thường xuyên thay băng vệ sinh để giúp giảm các nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn và cả hội chứng sốc độc tố (TSS).

Thay bằng vệ sinh thường xuyên tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi
Thay bằng vệ sinh thường xuyên tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi

Trên đây là những thông tin về độ ẩm vùng kín mà bài viết muốn chia sẻ đến các cô gái. Có thể thấy, việc duy trì, cân bằng độ ẩm vùng kín vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm, nấm ngứa đồng thời có một “cô bé” sạch sẽ, khỏe mạnh. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các nàng hiểu hơn về độ pH âm đạo cũng như biết các cách để duy trì sức khỏe vùng kín của mình.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận