Kinh Nguyệt

Đau bụng đi ngoài khi có kinh nguyệt là bị gì?

24 Tháng Năm, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là tín hiệu tốt đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi khi đến tháng, chị em cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề rắc rối. Hiện tượng đau bụng đi ngoài khi có kinh nguyệt không phải hiếm gặp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng này nhé!

Các rắc rối về sức khỏe trong những ngày có kinh nguyệt

Căng tức ngực: Nhiều chị em có cảm giác căng tức ngực báo hiệu sắp tới ngày đèn đỏ và có thể kéo dài suốt những ngày bị hành kinh. Mức progesterone bắt đầu tăng vào giữa chu kỳ của bạn xung quanh ngày rụng trứng. Điều này làm cho các tuyến vú ở ngực của bạn to ra và sưng lên gây cảm giác căng tức ngực.

Đau bụng, đau bụng dưới âm ỉ, cơn đau dữ dội có thể lan xuống vùng xương đùi khiến nhiều người tụt huyết áp và ngất xỉu. Các cơn co thắt tử cung gây ra những cơn đau bụng kinh. Những cơn co thắt này giúp làm bong lớp niêm mạc bên trong của tử cung (nội mạc tử cung) khi quá trình mang thai không diễn ra.

Tiêu chảy: Đau bụng đi ngoài phân lỏng là triệu chứng phổ biến của nhiều chị em khi đến tháng. Một số người còn gặp phải các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày. khó tiêu, đầy hơi.

Nổi nhiều mụn trứng cá: Nổi mụn là biểu hiện rõ rệt trước và trong kỳ kinh nguyệt mà nhiều chị em gặp phải. Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến trên da tiết nhiều bã nhờn hơn. Chất nhờn này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn. Mụn trứng cá do chu kỳ kinh nguyệt thường biến mất vào gần cuối kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau đó khi mức độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng cao.

Dễ cáu gắt, bực tức: Sự thiếu hụt hormone progesterone và estrogen sau khi trứng rụng tạo phản ứng căng thẳng, kết hợp với mệt mỏi do các triệu chứng khác khi đến tháng khiến tâm lý phụ nữ dễ rơi vào cáu gắt, bực tức. Một số trường hợp có thể giảm trí nhớ và kém tập trung trong những ngày này.

Bụng to khi sắp có kinh: Cảm giác chướng bụng khi sắp có kinh cũng rất phổ biến thường đến từ các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng đầy hơi thường rõ rệt trong 1-2 ngày đầu kỳ kinh nguyệt. Đọc chi tiết: Tại sao chị em thấy bụng to ra khi đến tháng?

Dưới đây một số lý do khiến phụ nữ hay bị đau bụng đi ngoài và các vấn đề tiêu hóa khi có kinh nguyệt.

Nguyên nhân phụ nữ hay bị đau bụng đi ngoài khi có kinh nguyệt

Vì thế trường hợp của bạn là vấn đề sinh lý bình thường, không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân phụ nữ thường hay bị đau bụng đi ngoài khi hành kinh là do sự thay đổi về hormone nội tiết.

Cụ thể hơn là khi các hormone Estrogen và Progesterol tăng lên nó kích thích cơ thể giải phóng Prostaglandine. Prostaglandine khiến cho cổ tử cung bị chít hẹp lại tạo lên các cơn co thắt để đẩy máu chảy ra ngoài âm đạo. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ hay bị đau bụng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, Prostaglandine cũng kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường co bóp, khi đó nước trong thức ăn không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài làm cho phân ở dạng lỏng, bụng đau quặn.

Để giảm đau bụng kinh và tình trạng tiêu chảy vào những ngày “đèn đỏ”, bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi để chườm lên vùng bụng giúp cho máu kinh điều tiết dễ dàng hơn, các cơn co thắt sẽ giảm xuống giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu không có sẵn túi sưởi thì có thể tận dụng một chai nước ấm để chườm bụng. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả, mời bạn tham khảo: 10 cách giúp giảm đau bụng kinh tại nhà

Đau bụng kinh thường khiến cho cho da mặt tái nhợt, xanh xao và có thể bị tụt huyết áp. Đây là những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên uống một chút nước đường để điều hòa huyết áp, sau đó mau chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có phương pháp điều trị giúp chấm dứt tình trạng này về lâu về dài.

Trường hợp tiêu chảy nặng có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc giảm đau thay thế. Một vài phụ nữ bị đau bụng khi đến tháng là do các bệnh lý phụ khoa trong cơ thể như là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm khoang chậu….Do đó, chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm những điều bất thường giúp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Sau đây là những hướng dẫn cụ thể hơn để chăm sóc sức khỏe trong những ngày có kinh nguyệt để giảm bớt những triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể.

Mẹo giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt tại nhà

Khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài trong thời gian có kinh, cơ thể của bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước nhiều. Bạn cần bổ sung nước thường xuyên. Uống nhiều nước cũng giúp giải tỏa căng thẳng và giảm thiểu cảm giác đầy hơi.

Những lưu ý trong ăn uống để tình trạng tiêu chảy không nghiêm trọng hơn

  • Giảm tiêu thụ Cafein: Thực phẩm chứa cafein kích thích hệ tiêu hóa khiến bạn đi ngoài nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất nước và mệt mỏi. Cafein cũng khiến tinh thần căng thẳng, nên hạn chế sử dụng nhiều trong những ngày kinh nguyệt.
  • Các sản phẩm từ sữa: Một số người cảm thấy dễ bị đầy bụng hơn khi uống sữa vào những ngày đèn đỏ. Thay vì uống sữa tươi, bạn có thể thay thế bằng sữa chua, vừa tốt cho tiêu hóa lại tốt cho âm đạo do bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể.
  • Thức ăn cay, nóng: Loại thực phẩm có vị cay nóng có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên tránh xa đồ ăn cay nóng trong những ngày đèn đỏ nếu như muốn cho hệ tiêu hóa nhanh chóng ổn định trở lại.
  • Thức ăn chứa nhiều đường và chất ngọt tổng hợp không hề tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi bạn đến tháng. Những thực phẩm này khiến bạn bị khó tiêu và cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Vào những ngày có kinh nguyệt, bạn nên ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ (khoai lang, súp cháo loãng, rau củ xanh, táo, cà chua…) để dạ dày không phải làm việc quá tải, việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn: Chia nhỏ các bữa ăn nhỏ trong ngày có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Ăn thực phẩm giàu pectin: Pectin là một chất xơ hòa tan trong nước có thể giúp giảm tiêu chảy. Thực phẩm chứa nhiều pectin bao gồm sốt táo, chuối và sữa chua.
  • Bổ sung kali: Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt lượng kali và các chất điện giải khác trong cơ thể. Mọi người có thể thay thế chất điện giải bằng cách uống nước uống chứa điện giải, nước hoa quả hoặc nước dừa. Các nguồn thực phẩm giàu kali bao gồm chuối và khoai tây có vỏ.
  • Ăn mặn hơn: Thức ăn mặn giúp thay thế lượng natri bị mất. Điều này sẽ giúp cơ thể giữ được nhiều nước hơn.
  • Tránh những thực phẩm khó tiêu, đông lạnh (các loại đồ ướp lạnh, măng tây, cần tây, ngũ cốc nguyên hạt…), vì chúng sẽ làm cho cơn đau trở nên cơn đau dữ dội hơn.

Những lưu ý trong sinh hoạt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong ngày kinh nguyệt

  • Thư giãn nhiều hơn, thả lỏng cơ thể để giải tỏa bớt căng thẳng, lo lắng, những điều có thể khiến các triệu chứng kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vận động thể chất nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi. Chú ý là những hoạt động mang tính chất vận động chỉ nên ở mức độ nhẹ nhàng, tập thể thao quá nặng hoặc đi lại nhiều có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Chú trọng giấc ngủ trong những ngày kinh nguyệt, bạn không nên thức quá khuya, hãy ngủ đủ 8 tiếng một ngày để tâm trí và cơ thể được thoải mái và nghỉ ngơi.
  • Tắm với nước ấm: Đây là một cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh và stress trong những ngày đèn đỏ. Lưu ý nên tắm dưới vòi sen hơn là ngâm mình trong bồn tắm, đề phòng vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo khi đang đến tháng.
  • Vệ sinh vùng kín 2-3 lần/ngày vào những ngày kinh nguyệt ra nhiều và thay băng vệ sinh thường xuyên 3-4 giờ/lần. Đây là lưu ý quan trọng đối với chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Việc không thay băng vệ sinh và rửa vùng kín thường xuyên không chỉ khiến khu vực này phát ra mùi hôi nồng mà còn tăng nguy cơ nhiễm độc và viêm nhiễm phụ khoa.
  • Chị em có thể rửa vùng kín với nước ấm kết hợp dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch và giữ cho vùng kín thoáng sạch, dễ chịu hơn trong những ngày có kinh nguyệt.
  • Đọc thêm: Chị em chớ dại làm 8 điều sau vào ngày kinh nguyệt

Có thể bạn quan tâm: Dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho ngày kinh nguyệt

  • Nói chung, hiện tượng đau bụng đi ngoài khi hành kinh là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này gây những phiền toái trong những hoạt động hàng ngày và khiến bạn mệt mỏi. Nếu cần thiết, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để phản ánh về tình trạng của mình để tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Các thông tin đưa ra trong bài đọc nhằm giúp các bạn có thêm thông tin tham khảo. Chúc các bạn sức khỏe.

Thân ái!

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Fanpage: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh

guest
14 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quỳnh
Quỳnh
4 năm trước

Lúc e đến kì kinh nguyệt lúc em đi ngoài hay bị co thắt phần bụng đau quạy

Biên tập viên Hoa Linh
Biên tập viên Hoa Linh
4 năm trước
Trả lời  Quỳnh

Với tình trạng như vậy bạn chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giảm đau bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng nha

Minh nghi
Minh nghi
4 năm trước

Em đau bung kinh kèm đi vệ sinh cơn đau dữ dội có buồn nôn và cơ thể em mệt không thể nào đứng nổi là bị sao ạ.

Biên tập viên Hoa Linh
Biên tập viên Hoa Linh
4 năm trước
Trả lời  Minh nghi

Với tình trạng như vậy bạn đi khám để được chẩn đoán chính xác hơn nha

Phạm ngọc diệp
Phạm ngọc diệp
4 năm trước

Em đến kì bị đau bụng đi ngoài phân nước lẫn sủi bọt kèm buồn nôn rất khó chịu làm sao để giảm bớt tình trạng này và có nguy hiểm ko ạ.e cảm ơn

Biên tập viên Hoa Linh
Biên tập viên Hoa Linh
4 năm trước

Với tình trạng này bạn đi khám để được chẩn đoán kĩ hơn nha

Phạm thu phương
Phạm thu phương
3 năm trước

E bị đau bụng kinh dữ dội kèm đi ngoài buồn nôn và nôn ra nh máu đông là bị lms ạ

Dạ Hương
Dạ Hương
3 năm trước
Trả lời  Phạm thu phương

Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với Dạ Hương. Trường hợp của bạn là đau bụng kinh và đi ngoài là vấn đề sinh lý bình thường, không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân phụ nữ thường hay bị đau bụng đi ngoài khi hành kinh là do sự thay đổi về hormone nội tiết.Cụ thể hơn là khi các hormone Estrogen và Progesterol tăng lên nó kích thích cơ thể giải phóng Prostaglandine. Prostaglandine khiến cho cổ tử cung bị chít hẹp lại tạo lên các cơn co thắt để đẩy máu chảy ra ngoài âm đạo. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ hay bị đau bụng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, Prostaglandine cũng kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường co bóp, khi đó nước trong thức ăn không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài làm cho phân ở dạng lỏng, bụng đau quặn. Riêng biểu hiện buồn nôn và nôn ra máu thì bạn nên đi khám để biết dấu hiệu này là biểu hiện bất thường của bệnh lý tiêu hóa nào nhé. Chúc bạn khỏe!

Lê thúy ngà
Lê thúy ngà
1 năm trước

Tôi chứ kỳ kinh thường 3- 5 ngày nhưng đợt này kéo dài 7 ngày vẫn rong kèm theo cứ đi ngoài liên tục, đau bụng dưới. Xin tư ấn giúp tôi

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Lê thúy ngà

Chào chị, chị nên tới cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được kiểm tra thêm, rõ nguyên nhân và sớm có biện pháp hỗ trợ .
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ trợ.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Hao nguyen
Hao nguyen
1 năm trước

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tôi hay bị đau bụng kinh kèm đau bụng đi ngoài đau quặn bụng và buồn đi ngoài,cơ thể mệt mỏi đau lưng,cổ tử cũng co bóp mạnh để tống đẩy kinh ra nhưng tôi chỉ bị đau vào ngày thứ nhất chu kỳ sang ngày thứ 2 khi máu đã thoát ra dc khá nhiều thì những triệu trứng đó hết nhưng những khó chịu của ngày đầu chu kỳ làm tôi mệt mỏi.làm sao để giảm bớt triệu chứng đó ạ

Huyền Thanh
Huyền Thanh
1 năm trước
Trả lời  Hao nguyen

Chào chị, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng bình thường của cơ thể, chị đau bụng quá có thể tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín gần khu vực để được thăm khám, kiểm tra thêm, có biên pháp hỗ trợ
Hàng ngày chị nên vệ sinh vùng kín thường xuyên 2 lần 1 ngày bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, sản phẩm có tại các nhà thuốc, tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya.
Nhãn hàng chúc chị luôn nhiều sức khỏe!

Tuyết linh
Tuyết linh
4 tháng trước

E bị hành kinh, rát, với chèn ép o âm đạo,có khí nào e bị sa tử cung k ạ

Nguyễn Thanh Huyền
Biên tập viên
Nguyễn Thanh Huyền
27 ngày trước
Trả lời  Tuyết linh

Chào chị, chị nên tới các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín để được kiểm tra, khám và chẩn đoán rõ nguyên nhân ạ.
Hàng ngày chị nên vệ sinh thường xuyên, 2 lần 1 ngày bằng dung dịch vệ sinh như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương được bán tại các nhà thuốc, siêu thị, tạp hóa trên toàn quốc.
Chị nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress, thức khuya.
Nhãn hàng chúc chị nhiều sức khỏe ạ!