Kinh Nguyệt

Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, uống gì tốt nhất?

10 Tháng Năm, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Gần đây, có rất nhiều bạn gái thắc mắc về rối loạn kinh nguyệt ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi. Có thể do ảnh hưởng sức khỏe hậu covid hoặc chế độ độ sinh hoạt chưa hợp lý nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt càng tăng ở phụ nữ. Vậy khi bị rối loạn kinh nguyệt uống gì hay ăn gì cho nhanh khỏi, mời bạn tham khảo bài viết này.

Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì tốt nhất?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì tốt nhất?

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Để tìm được lời giải đáp chính xác cho việc bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, bạn cần hiểu về chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt là một hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có thời gian tính theo chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm xảy ra hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.

Hiện tượng kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi (có thể sớm hơn). Mỗi chu kỳ trung bình là khoảng 28 ngày (có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày). Thời gian thường kéo dài khoảng 3-5 ngày. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

Việc rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường về chu kỳ kinh nguyệt. Có thể là bất thường về số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ trước đó. Tình trạng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, tổn thương thực thể cơ quan sinh dục hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sinh hoạt.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở hầu hết các đô tuổi của phụ nữ

Độ tuổi bị rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng. Mức độ và biểu hiện khác nhau ở các lứa tuổi dậy thì, sau khi sinh con, mãn kinh,… Có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và và chức năng sinh sản nếu không được chữa trị kịp thời.

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Kỳ kinh nguyệt ghé đều đặn đối với một cơ thể khỏe mạnh, không có thai. Với những biểu hiện bất thường tuy không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe, nhưng các chị em vẫn nên chú ý khi gặp phải những biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Chu kỳ kinh lạ: Là khi vòng kinh lặp lại của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc ngắn dưới 22 ngày (kinh mau). Thậm chí có người còn không có kinh từ 6 tháng trở lên (gọi là vô kinh).
  • Tình trạng máu kinh: Những thay đổi bất thường về số lượng và ngày ra kinh.
  • Cường kinh: Ra nhiều lượng máu kinh, có thể là > 20ml/kỳ.
  • Thiếu kinh: Số ngày ra kinh ít hơn 2 ngày và lượng kinh < 20ml/kỳ.
  • Rong kinh: Ngày ra kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Màu kinh: Bình thường kinh nguyệt có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh và không đông. Tuy nhiên nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt, đen đậm là bất thường.

Các bất thường khác trong chu kỳ kinh nguyệt như thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất. Chúng thường có triệu chứng đau bụng dưới khi bị hành kinh. Trong cơn đau có thể xuyên qua cột sống và lan xuống đùi, toàn vùng bụng. Bên cạnh đó còn có các biểu hiện như: buồn nôn, căng tức ngực, căng vú, dễ nóng giận, xúc động, khó chịu…

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ sẽ có ít nhất một lần bị rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể khác nhau, không cố định. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.

3.1 Rối loạn kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố

Các giai đoạn khác nhau của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố. Một vài trường hợp cụ thể bao gồm: tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh, khi mang thai, sau sinh nở và cho con bú. Cụ thể như sau:

  • Độ tuổi dậy thì, cơ thể có rất nhiều thay đổi lớn. Giai đoạn này có thể mất vài năm để estrogen và progesterone xây dựng được sự cân bằng. Thời điểm này sẽ diễn ra sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh và buồng trứng suy giảm. Phần nội tiết tố nữ có sự thay đổi làm cho chu kỳ và lượng máu kinh cũng thay đổi.
Giai đoạn tiền mãn kinh và buồng trứng suy giảm gây rối loạn kinh nguyệt
Giai đoạn tiền mãn kinh và buồng trứng suy giảm gây rối loạn kinh nguyệt
  • Giai đoạn mãn kinh được tính từ 12 tháng kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Kết thúc mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh tiếp theo.
  • Khi mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.
  • Phụ nữ có thể không có kinh khi cho con bú.

    3.2 Do nguyên nhân thực thể

  • Quá trình mang thai bất thường: Hiện tượng chửa ngoài tử cung, dấu hiệu dọa sảy thai.
  • U ở tuyến yên, tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
  • Xuất hiện các tổn thương thực thể ở cổ tử cung, polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc buồng trứng đa nang…
  • Nhiễm khuẩn đuờng sinh dục: viêm niêm mạc tử cung.

3.3 Điều kiện sống, thói quen sinh hoạt bị thay đổi

Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế nội tiết – thần kinh. Chính vì vậy, sự thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, áp lực, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm cho người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, 3 nguyên nhân dưới đây cũng là “thủ phạm” gây rối loại chu kỳ kinh.

  • Thực hiện tăng cân hoặc giảm cân quá mức trong thời gian ngắn.
  • Vận động quá sức: Gây ra tăng lượng kinh và kéo dài ngày kinh.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh, thuốc tránh thai.

4. Cách phòng bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể phòng tránh được bằng chế độ sinh hoạt điều độ. Chị em hãy chủ động áp dụng những cách phòng bệnh dưới đây để có vùng kín khỏe mạnh.

4.1 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đây là yếu tố đầu tiên giúp bảo vệ vùng kín khỏi các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Hằng ngày, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày kinh nguyệt. Đây là những ngày nhạy cảm, cần vệ sinh để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt.

Sử dụng sản phẩm Dạ Hương có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng vùng kín. Đồng thời hỗ trợ khử mùi hôi, dưỡng da, chống khô rát hiệu quả. Sạch sẽ bên ngoài sẽ giúp bảo vệ vùng kín khỏi các vi trùng gây viêm nhiễm, nấm ngứa. Nhờ đó mà chị em phụ nữ sẽ có cảm giác sạch khỏe, tự tin với hương thơm dịu nhẹ.

Dung dịch vệ sinh Dạ Hương giúp rửa sạch vùng kín một cách nhẹ nhàng
Dung dịch vệ sinh Dạ Hương giúp rửa sạch vùng kín một cách nhẹ nhàng

Để duy trì sự sạch sẽ, chị em cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt là bệnh rối loạn kinh nguyệt và viêm nhiễm phụ khoa. Lưu ý rằng, không quan hệ tình dục trong ngày kinh để tránh viêm nhiễm và các vi khuẩn xâm nhập.

4.2 Thường xuyên tập thể dục và chơi thể thao

Bạn hãy dành ra 30 phút mỗi ngày cho có thể được vận động thể dục thể thao. Một số các bài tập phố biến như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic,… đều là gợi ý phù hợp. Bạn nên tập vừa sức, không nên cố gắng quá sức.

Tuy nhiên, bạn nên tránh việc vận động mạnh vào ngày kinh. Chúng sẽ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe.

4.3 Xây dựng lối sống lành mạnh

Để bảo vệ “cô bé” khỏe từ trong ra ngoài, bạn cần chú ý lối sống lành mạnh. Vừa đảm bảo an toàn cho mình, vừa an toàn cho bạn tình.

  • Chung thủy trong tình yêu, quan hệ với một người.
  • Không nên sử dụng nhiều “đồ chơi người lớn” quá trình giao hợp.
  • Mỗi tuần bạn nên “yêu” đúng cách và đúng liều.

4.4 Thăm khác bác sĩ

Mỗi năm, bạn nên dành ra 2 lần để đến thăm khám tại bệnh viện. Việc thăm khám bác sĩ định kì sẽ xác định sớm được các dấu hiệu không khỏe của cơ thể. Từ đó kịp thời ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm.

4.5 Tinh thần và tâm lý

Tinh thần lạc quan là yếu tố cần thiết nhất bạn nên có. Nếu không muốn bị chứng rối loạn kinh nguyệt này, bạn nên duy trì tâm trạng tốt nhất. Tâm trạng tốt nhất thì mọi bệnh tật cũng qua một cách dễ dàng.

4.6 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày

Để làm sạch những vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi, nước tiểu,… khỏi vùng kín bạn nên rửa với dung dịch vệ sinh. Hãy tạo bọt với Dạ Hương và áp lên toàn bộ khu vực nhạy cảm. Xoa đều mà massage nhẹ nhàng để thư giãn với “cô bé” sạch thơm.

5. Người bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, uống gì?

Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, dưới đây là các thực phẩm gợi ý dành cho chị em bị rối loạn kinh.

  • Quả mướp đắng (khổ qua): Loại quả này có tính hàn, thanh nhiệt. Hằng ngày, bạn hãy chế biến các món ăn với quả mướp đắng để khắc phục chứng kinh nguyệt không đều.
  • Rau mùi tây: Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn uống gì để chu kỳ đều đặn hơn? Bạn biết không, trong rau mùi tây cung cấp lượng vitamin A, C, K rất nhiều. Các loại vitamin này là sự lựa chọn tốt dành cho chị em có chu kỳ chưa ổn định.
  • Cà rốt: Củ cà rốt có chứa nhiều thành phần điều tiết cơ năng sinh lý cho cơ thể. Khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt nên uống gì? Đó là món nước ép cà rốt để vòng kinh diễn ra đều đặn hơn.
Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn uống gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn uống gì?
  • Củ gừng: Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thường kèm theo cơn đau bụng âm ỉ? Lúc này hãy sử dụng củ gừng già. Đặc biệt là món trà gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh. Đồng thời, củ gừng còn giúp điều hòa kỳ kinh nhờ các loại vitamin như B1, B2, B6, C và một số khoáng chất như kali, kẽm, sắt,…
  • Sữa chua: Sữa chua là men tiêu hóa có các lợi khuẩn hỗ trợ tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong sữa chua còn có lượng canxi, vitamin B, protein, kali giúp chị em cải thiện tình trạng rối loạn kinh.

Chứng rối loạn kinh nguyệt đều có nguyên nhân gây ra. Vì vậy, ngoài việc chú ý đến vấn đề bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì, bạn nên duy trì thói quen và lối sống khoa học hơn để nâng cao sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng chống được các bệnh tật trong tương lai.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận