Sức khỏe sinh sản

9 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và những biến chứng nguy hiểm

15 Tháng Sáu, 2019
- Tác giả: - Author: Vũ Hoàng Anh

Bệnh lây qua đường tình dục có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như qua đường tình dục, đường miệng, hậu môn, đường máu hay từ mẹ sang con. Các bệnh lý này thường rất khó chữa trị và để lại hậu quả nghiêm trọng. Mỗi người cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả để tự bảo vệ mình và những người thân xung quanh. 

1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là như thế nào? 

Bệnh lây truyền tình dục là bệnh lý truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua quá trình giao hợp.  Các con đường dễ lây truyền bệnh tình dục bao gồm: 

– Đường tình đục: Giao hợp dương vật và âm đạo, dương vật với hậu môn, dương vật với miệng. 

– Bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong trong quá trình thai nghén hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. 

– Lây truyền qua đường máu thông qua các dụng cụ y tế như bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật… 

Không chỉ là vấn đề y tế, các bệnh tình dục còn gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 50 ngàn bệnh nhân đến thăm khám và điều trị bệnh tình dục. Nhưng trên thực tế, số người mắc rất cao, vào khoảng 500 ngàn người. 

Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục

2. 11 bệnh lây qua đường tình dục nhiều người mắc phải nhất

2.1. Bệnh viêm âm đạo (Bệnh trùng roi đường sinh dục)

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ, xảy ra do nhiễm Trichomonas và một số vi khuẩn khác. Trichomonas rất dễ lây nhiễm và có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. 

Khi bị viêm âm đạo, phụ nữ thường có các biểu hiện như ra nhiều khí hư, khí hư có mùi khó chịu lẫn bọt khí. Màu khí hư bất thường như màu xanh, xám hoặc vàng xanh. Ngứa âm đạo. Thành âm đạo phù nề do viêm nhiễm.  

2.2. Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh gây nên bởi vi trùng lậu (Neisseria gonorhea). Bệnh thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày giao hợp với người bị bệnh. Các triệu chứng của lây nhiễm bệnh lậu bao gồm: 

– Ở nam giới: Niệu đạo chảy mủ, đi tiểu rắt, nước tiểu đục có lẫn máu. 

– Ở nữ giới: Khí hư bất thường, ra mủ trắng, đi tiểu khó.  

2.3. Bệnh chlamydia đường sinh dục

Bệnh gây nên bởi vi sinh vật Chlamydia Trachomatis. Sinh vật này chỉ sống trong tế bào cơ thể. Khi nhiễm Chlamydia Trachomatis, người bệnh sẽ bị viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung. Các triệu chứng bệnh tương tự như bệnh lậu. 

2.4. Bệnh viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là bệnh do vi khuẩn C. Trachomatis. Vi khuẩn này rất dễ lây truyền qua đường tình dục. Nữ giới bị viêm cổ tử cung thường có các dấu hiệu như:

– Ra nhiều khí hư

-Âm đạo chảy máu mà không phải do kỳ kinh nguyệt. Chảy máu khi giao hợp. . 

2.5. Bệnh sùi mào gà

Đây là bệnh tình dục phổ biến nhất hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn HPV. Bệnh lây truyền qua các con đường là: 

– Đường tình dục

– Từ mẹ sang con

– Đường máu: tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bị mệnh. 

Biểu hiện của bệnh tình dục sùi mào gà là xuất hiện các nốt sần màu hồng nhạt ở nhiều vị trí: 

– Bộ phận sinh dục nam, nữ

– Cổ tử cung của nữ giới

– Tầng sinh môn

– Hậu môn

– Mắt, mũi, miệng

Người mẹ nếu bị sùi mào gà rất dễ lây truyền sang thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. 

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà

2.6. Rận mu

Rận mu là kí sinh trùng nhỏ thường sinh sống ở bộ phận sinh dục của nam và nữ. Chúng tồn tại bằng cách hút máu của vật chủ và di chuyển bằng cách bò. Rận mu có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục, quần áo, chăn, gối, khăn tắm… 

Khi bị nhiễm rận mu, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy dữ dội ở bộ phận sinh dục. Trứng giận và giận đang bò có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

2.7. Bệnh hạ cam mềm

Bệnh hạ cam mềm gây nên bởi vi khuẩn Haemophilus Ducreyi. Bệnh xuất hiện sau 4 – 5 ngày kể từ khi giao hợp với người bị bệnh. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là bộ phận sinh dục viêm loét. Hạch sưng to và đau. 

2.8. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là do khuẩn xoắn giang mang gây nên. Dấu hiệu của bệnh giang mai dễ nhận biết nhất là: 

– Xuất hiện các vết loét nhỏ trên dương vật, âm đạo, miệng hoặc xung quanh hậu môn. Vết loét có thể không đau. 

– Lòng bàn tay, bàn chân phát ban đỏ và nổi mẩn. 

– Mọc mụn cóc ở dương vật hoặc vùng âm đạo

– Miệng có các mảng trắng

– Thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp và xuất hiện hạch ở cổ, nách và bẹn. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh giang mai gây tổn thương da và niêm mạc. Trong giai đoạn sau đó, các vi khuẩn lan vào các phủ tạng như tổ chức da, xương, thần kinh, tim mạch gây nên các biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai. 

2.9. Bệnh herpes sinh dục

Bệnh gây nên bởi virus herpes. Khi bị nhiễm herpes, người bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết như:

– Xuất hiện các mụn nước ở vùng sinh dục ngoài gây đau và ngứa

– Đi tiểu khó do tổn thương âm đạo và niệu đạo

– Dịch niệu đạo nhiều

Nếu không điều trị triệt để, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. 

Bệnh herpes sinh dục
Bệnh herpes sinh dục

2.10. Bệnh viêm gan B

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc máu. Khi mới bị nhiễm virus, người bệnh có thể không có biểu hiện gì. Sau một thời gian, các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu rõ rệt hơn. Nếu nghỉ ngơi tốt, bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến sang ung thư gan, xơ gan. Cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất là tiêm vaccin ngừa bệnh.

2.11. Nhiễm HIV và bệnh AIDS

HIV là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gây suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng phá hủy các tế bào lipo ở người. Cơ thể sẽ mất sức đề kháng và không thể chống lại bệnh tật. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch – giai đoạn cuối của HIV

HIV có thể lây nhiễm qua: 

– Quan hệ tình dục

– Đường máu

– Từ mẹ sang con. 

Biểu hiện của HIV tương tự như cảm cúm thông thường. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Vì vậy, người nhiễm HIV sẽ không biết bản thân mắc bệnh, trừ khi đi xét nghiệm. 

3. Bệnh lây qua đường tình dục gây nên hậu quả gì? 

3.1. Các biến chứng

Các bệnh lây qua đường tình dục nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và xã hội: 

Bệnh lý tình dục để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

+ Viêm hố chậu ở nữ giới

+ Mang thai ngoài tử cung

+ Vô sinh ở cả nam và nữ

+ Trẻ sơ sinh bị giang mai do lây nhiễm từ người mẹ

+ Viêm kết mạc xảy ra ở trẻ sơ sinh

+ Tăng nguy cơ bị ung thư. 

Bệnh tình dục dễ khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung
Bệnh tình dục dễ khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung

3.2. Hậu quả kinh tế xã hội

– Chi phí điều trị tốn kém

– Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nên người bệnh phải nghỉ làm

– Về mặt xã hội: Người bệnh thường xấu hổ, tự ti và xa lánh mọi người. Vợ hoặc chồng mắc bệnh dễ gây đổ vỡ hôn nhân gia đình. 

Cha mẹ mắc bệnh và tử vong khiến trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. 

3. Vì sao bị bệnh tình dục – Nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ phụ khoa và nam khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tình dục, trong đó phổ biến đến từ: 

– Lây nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng khi quan hệ tình dục, thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm hay tiếp xúc với vết thương hở… 

– Quan hệ tình dục không an toàn, cụ thể là không dùng bao cao su hoặc sử dụng không đúng cách

– Người có tiền sử mắc bệnh tình dục rất dễ bị tái nhiễm trở lại

– Lạm dụng chất kích thích dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn

– Dùng chung bơm kim tiêm

– Sinh hoạt tình dục càng sớm càng có nguy cơ mắc bệnh cao

– Lây truyền từ mẹ sang con

4. Cách chẩn đoán bệnh tình dục

Để xác định bản thân có bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không, người bệnh cần đi thăm khám và chẩn đoán cận lâm sàng: 

– Khai thác tiền sử bệnh tình dục

– Xét nghiệm máu

– Làm xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm dịch tiết 

5. Cách điều trị các bệnh lý tình dục

Mỗi bệnh lý tình dục sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể phù hợp với từng trường hợp bệnh như: 

– Sử dụng thuốc kháng sinh

– Dùng thuốc kháng virus

– Phẫu thuật hoặc làm thủ thuật đơn giản để điều trị bệnh 

– Điều trị dự phòng cho bạn đời hoặc bạn tình

6. Hướng dẫn phòng tránh bệnh lý lây qua đường tình dục hiệu quả

6.1. Quan hệ tình dục an toàn 

Chung thủy 1 vợ 1 chồng khi biết chắc chắn cả 2 không mắc bệnh lý tình dục. Điều này còn giúp gìn giữ hạnh phúc lứa đôi. 

Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi chưa biết rõ mình hoặc bạn tình có bị bệnh tình dục hay không. Phương pháp này còn giúp ngừa thai hiệu quả. 

Sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm bệnh tình dục
Sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm bệnh tình dục

6.2. Không dùng chung bơm kim tiêm

Bơm kim tiêm chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất rồi bỏ. Việc dùng chung bơm kim tiêm với người khác không chỉ có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh lý đường tình dục mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 

6.3. Cẩn trọng khi truyền máu

Trước khi thực hiện phẫu thuật hay cần truyền máu, người bệnh có thể dự trữ máu từ trước. Hoặc nên xin máu từ những người chắc chắn không bị nhiễm HIV. 

6.4. Ngừa lây truyền từ mẹ sang con

Khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào khoảng 30%. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con nếu như có mong muốn làm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cần thực hiện các biện pháp y tế để giảm nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi. 

Trong quá trình nuôi con, người mẹ vẫn nên cho con bú bình thường. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết chứa nhiều kháng thể, giúp bé tăng cường đề kháng. Trẻ không được bú sữa mẹ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và bị tiêu chảy. 

Bệnh lây qua đường tiêu dục hay còn gọi là bệnh nhiễm qua đường tình dục STIs, bao gồm: bệnh lậu, bệnh nhiễm chlamydia, Bệnh hạ cam mềm, Bệnh giang mai… Các bệnh này chủ yếu do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Khi có các dấu hiệu bệnh điển hình, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị triệt để. Việc phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục giúp bảo vệ chính bạn và người thân của mình.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận